Nhà Văn TÔ HOÀI (1920 – 2014)

1. TIỂU SỬ

Nhà văn Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. Sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920. Nguyên quán: thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957. Mất ngày 6 tháng 7 năm 2014.

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Năm 1940, nhà văn Tô Hoài viết tác phẩm đầu tay Dế mèn phiêu lưu ký. Từ năm 1945 đến năm 1952 làm phóng viên báo Cứu Quốc (Tổng bộ Việt Minh), công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ Hà Nội. Tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc khoá 1960-1962. Từng là Tổng thư ký, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội. Chủ tịch danh dự Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội.

3. TÁC PHẨM

Nhà văn Tô Hoài là tác giả:

Truyện ngắn:

– Giăng thề (1941);

– O chuột (1942);

– Nhà nghèo (1944);

– Núi cứu quốc (1948);

– Xuống làng (1950);

– Khác trước (1957);

– Vỡ tỉnh (1962);

– Người ven thành (1972);

– Truyện li kì (2012);

– Người con gái xóm Cung (2017);

Truyện dài:

– Dế mèn phiêu lưu ký” (1941), tác phẩm đã được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thư tiếng trên thế giới.

Tập truyện:

– Truyện Tây Bắc (1953).

Tiểu thuyết:

– Quê người (1941);

– Mười năm (1957);

– Miền Tây (1967);

– Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971);

– Những ngõ phố, người đường phố (1980);

– Quê nhà (1981);

– Nhớ Mai Châu (1988);

– Chiều chiều (2000);

– Ba người khác (2006);

– Đảo hoang (2011).

Các tập bút Ký:

– Cỏ dại (1944);

– Đại đội Thăng Bình (1950);

– Thành phố Lênin (1961);

– Tôi thăm Campuchia (1964);

– Nhật kí vùng cao (1969);

– Tự truyện (1978);

– Trái Đất tên người (1978);

– Chuyện cũ Hà Nội (1980, 2010);

– Hoa hồng vàng song cửa (1981);

– Cát bụi chân ai (1992).

Truyện thiếu nhi:

– Truyện Nỏ thần (2003);

– Mẹ mìn bố mìn (2007);

– Nhà Chử (2012)

Tự truyện:

– Những ký ức không chịu ngủ yên (tự truyện, 2017).

Tạp văn:

– Giữ gìn 36 phố phường (tập tạp văn, 2017).

Kinh nghiệm sáng tác:

– Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959);

– Người bạn đọc ấy (kinh nghiệm sáng tác, 1963);

– Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút (kinh nghiệm sáng tác, 1977);

– Nghệ thuật và phương pháp viết văn (kinh nghiệm sáng tác, 1997).

4. GIẢI THƯỞNG

Nhà văn Tô Hoài được Nhà nước trao tặng:

– Giải nhất tiểu thuyết Hội văn nghệ Việt Nam năm 1956 (truyện Tây Bắc);

– Giải A Hội Văn nghệ Hà Nội năm 1967 (tiểu thuyết Quê nhà);

– Giải thưởng Hoa Sen Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);

– Giải thưởng Thăng Long của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội năm 1980 (tập hồi ký Chuyện cũ Hà Nội);

– Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, nghệ thuật, đợt I, năm 1996.