Nhà thơ, họa sỹ, nhạc sỹ VĂN CAO (1923 – 1995)

1. TIỂU SỬ

Nhà thơ, nhạc sỹ Văn Cao tên thật là Nguyễn văn Cao. Ông sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray (nay là phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Mất ngày 10 tháng 07 năm 1995 tại Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Hội viên Hội mỹ thuật Việt Nam. Hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam.

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Thuở nhỏ, Văn Cao học ở trường tiểu học Bonnal (nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng), sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938, khi mới 15 tuổi, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.

Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời, ông tham gia vào nhóm Đồng Vọng và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là “Buồn tàn thu” vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm Đồng Vọng, Văn Cao còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo.

Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, đây được coi là bài thơ đầu tay của ông.

Năm 1942, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội, theo học dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Văn Cao còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy. Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: “Cô gái dậy thì”, “Sám hối”, “Nửa đêm”. Đặc biệt tác phẩm “Cuộc khiêu vũ những người tự tử” (“Le Bal aux suicidés”) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận.

Cuối năm 1944, ông tham gia Việt Minh, với nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một hành khúc. Ông đã sáng tác ca khúc đó và đặt tên cho tác phẩm là “Tiến quân ca”. “Tiến quân ca” được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944. Ngày 13 tháng 08 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt ca khúc “Tiến quân ca” làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn Cao làm phóng viên và trình bày cho báo Lao động. Năm 1946, Văn Cao được cử cùng đồng chí Hà Đăng Ấn chuyên chở vũ khí và tiền vào mặt trận Nam Bộ. Sau đó chính thức được mời tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc và được bầu là Ủy viên Chấp hành, Văn Cao hoạt động ở liên khu III, phụ trách tổ điều tra của công an Liên khu và viết báo Độc Lập. Đầu năm 1947, ông được cử phụ trách một bộ phận điều tra đặc biệt của công an Liên khu 10 ở biên giới phía bắc. Tháng 3 năm 1948, Văn Cao được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm 1949, Văn Cao thôi làm báo Văn Nghệ chuyển sang phụ trách Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam. Cuối năm 1954, hòa bình lập lại, Văn Cao trở về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát thanh. Ông nguyên là Phó Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam (khóa I và III)

3. TÁC PHẨM

Cái hầm sông (kịch, 1948)

Những người trên cửa biển (trường ca), tuyển tập thơ in chung của Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt và Văn Cao (Nhà xuất bản Văn nghệ, 1956).

, (tuyển tập thơ Văn Cao, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1988).

Thiên Thai (tuyển tập nhạc – thơ Văn Cao, Nhà xuất bản Trẻ, 1988).

Tuyển tập thơ Văn Cao. (Nhà xuất bản Văn học, 1994).

Văn Cao – Tác phẩm thơ. (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2013).

Thơ:

Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc (1945, khi chứng kiến nạn đói năm 1945).

Anh có nghe không (Giai phẩm Mùa xuân – tháng 2 năm 1956).

Một đêm Hà Nội.

Những ngày báo hiệu mùa xuân.

Khuôn mặt em (1974).

Ai về Kinh Bắc.

Một đêm đàn lạnh trên sông Huế.

Ba biến khúc tuổi 65 (tháng 9 – 1988).

(xuất bản năm 1988).

Thời gian.

Trôi.

Năm buổi sáng không có trong sự thật.

Phố Phái.

Có lúc.

Đường rừng.

Những người trên cửa biển.

Tiểu luận, hồi ký:

Một vài ý nghĩ về thơ (Báo Văn Nghệ, số 3. 1957).

Tại sao tôi viết “Tiến quân ca” (1976).

Âm nhạc:

Anh em khá cầm tay.

Bài ca biên giới.

Buồn tàn thu (1939).

Thiên Thai (1941).

Đêm sơn cước (1941).

Đêm xuân (1941).

Gió núi (1941).

Chiều buồn trên sông Bạch Đằng.

Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang (1941).

Bến xuân (viết chung với Phạm Duy).

Đàn chim Việt (1942).

Suối mơ (viết chung với Phạm Duy).

Thu cô liêu (1942).

Cung đàn xưa (1942).

Gò Đống Đa (1942).

Trương Chi (1943).

Tiến quân ca (1944).

Hải quân Việt Nam (1945).

Không quân Việt Nam (1945).

Công nhân Việt Nam (1945).

Bắc Sơn (1945).

Chiến sĩ Việt Nam (1945).

Làng Thăng Long hành khúc ca.

Tiến về Hà Nội (19647).

Tình ca Trung du.

Trường ca sông Lô (1947).

Ngày mùa (1948).

Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1950).

Dưới ngọn cờ giải phóng (1962).

Ta đi làm con suối (những năm 1970).

Mùa xuân đầu tiên (1976) tôi (1947).

Hội họa:

Chân dung bà Băng.

Chân dung Đặng Thai Mai.

Cô gái dậy thì.

Cô gái và đàn dương cầm.

Sám hối.

Cuộc khiêu vũ của những người tự tử.

Dân công miền núi.

Thái Hà ấp đêm mưa.

Cổng làng.

Phố Nguyễn Du.

Chợ vùng cao.

Thanh niên vùng cao.

Lớn lên trong kháng chiến.

Cây đàn đỏ.

4. GIẢI THƯỞNG

– Huân chương Kháng chiến hạng nhất

– Huân chương Độc lập hạng ba (1968)

– Huân chương Độc lập hạng nhất (1993)

– Huân chương Hồ Chí Minh

– Huân chương Sao vàng

– Giải thưởng Hồ Chí Minh Về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996.