Nhà văn NGUYÊN HỒNG (1918 – 1982)

1. TIỂU SỬ

Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, Sinh ngày 05 tháng 11 năm 1918 tại tại phố Hàng Cau, nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Mất ngày 02 tháng 05 năm 1982 tại Yên Thế (Bắc Giang).

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Xuất thân từ một gia đình viên chức sa sút rồi rơi xuống tầng lớp dân nghèo, cha mất sớm, mẹ đi bước nữa, tuổi thơ trải qua những ngày tháng nhiều cay đắng và tủi cực vì đói ăn, thiếu mặc, thiếu cả tình thương. Năm 16 tuổi, mới học hết bậc tiểu học, ông đã phải thôi học, cùng mẹ ra Hải Phòng kiếm sống. Ông đã đi xin việc nhiều nơi, sau đó sống bằng nghề dạy học tư cho con em của những người lao động nghèo.

Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939) ở Hải Phòng. Sáng tác thường đăng trên các báo, tạp chí: Tiểu thuyết thứ bảy, Đông Phương… Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bỏ tù. Năm 1940, ra tù, ông lại bị thực dân Pháp đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) và sau đó bị quản thúc ở Nam Định (từ tháng 11 năm 1941). Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật và Tạp chí Tiên phong cùng với Nam Cao, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Như Phong. Vũ Quốc Uy… Tham gia Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Hà Nội.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Ông hoạt động ở Hội Văn nghệ Việt Nam (từ  năm 1947 đến năm 1957), biên tập Tạp chí Văn nghệ và trong Ban phụ trách Trường Văn nghệ Nhân dân ở Việt Bắc. Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I và khóa II). Biên tập Tạp chí Văn nghệ và trong Ban phụ trách Tuần báo Văn. Phụ trách Trường bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ (của Hội Nhà văn Việt Nam), Ban Văn học Công nhân và chủ tịch Hội Văn nghệ Thành phố Hải Phòng.

3. TÁC PHẨM

Truyện ngắn:

Bảy Hựu (1941).

Qua những màn tối (1942).

Hai dòng sữa (1943).

Miếng bánh (1945).

Địa ngục và lò lửa (1946 – 1961).

Dưới chân cầu Mây (1951).

Giọt máu (1956).

Truyện vừa:

Vực thẳm (1944).

Ngọn lửa (1945).

Đêm giải phóng (1951).

Giữ thóc (1955).

Tiểu thuyết:

Bỉ vỏ (1938).

Cuộc sống (1942).

Quán nải (1943).

Đàn chim non (1943).

Hơi thở tàn (1943).

Sóng gầm (1961).

Cửa biển (bộ 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976).

Sức sống của ngòi bút (1963).

Cơn bão đã đến (1963).

Thời kỳ đen tối (1973).

Khi đứa con ra đời (1976).

Thù nhà nợ nước (tập 1 trong bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế; 1981).

Núi rừng Yên thế (tập 2; 1993).

Tuyển tập Nguyên Hồng (ba tập, Tập 1: 1983; tập 2: 1984; tập 3: 1985).

Ký:

– Những ngày thơ ấu  (đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940).

– Đất nước yêu dấu (1949).

– Bước đường viết văn của tôi (1971).

– Một tuổi thơ văn (1973).

– Những nhân vật ấy đã sống với tôi (1978).

Thơ:

Trời xanh (1960).

Sông núi quê hương.

Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi; 1972).

4. GIẢI THƯỞNG

– Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I, năm 1996.