Nhà văn NGUYỄN ĐÌNH THI (1924 – 2003)

1. TIỂU SỬ

Nhà văn Nguyễn Đình Thi  sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 tại Luang Prabang (Lào). Quê gốc tại làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu thuộc địa phận phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957.  Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông mất ngày 18 tháng 04 năm 2003 tại Hà Nội.

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Lúc nhỏ nhà văn sống ở Lào. Năm 1931, ông cùng gia đình về nước và học ở Hà Nội, Hải Phòng. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ 1941. Năm 1943, Ông tham gia hội Văn hoá Cứu quốc (phụ trách báo Độc Lập), tham gia tòa soạn tạp chí Tiên Phong. Tháng 8 năm 1945 ông là đại biểu tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào và được cử vào Ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam.

Sau cách mạng Tháng Tám (1945) ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn hóa Cứu quốc, Ủy viên Tiểu ban Dự thảo Hiến pháp, Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội (khóa I). Kháng chiến chống Pháp ông hoạt động văn hóa phục vụ kháng chiến, Ông đầu quân tham gia nhiều chiến dịch và sáng tác văn học. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam (từ năm 1948).

Sau năm 1954, ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Năm 1955, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam, giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ (từ năm 1956 đến năm1958). Từ 1958 ông  làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam các khóa  I, II và III, Phó chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Năm 1995, ông  được bầu làm Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

3. TÁC PHẨM

Truyện, văn xuôi:

Xung kích (tiểu thuyết, 1951).

Thu Đông năm nay (truyện 1954).

Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957).

Cái Tết của mèo con (truyện thiếu nhi, 1961).

Vỡ bờ, tập 1 (tiểu thuyết, 1962 – 1970).

Vào lửa (tiểu thuyết, 1966).

Mặt trận trên cao (tiểu thuyết, 1967).

Vỡ bờ tập 2 ( tiểu thuyết, 1970).

Tuyết (tập truyện ngắn, 2003).

Triết học:

Triết học nhập môn (1942).

Triết học Kant (1942).

Triết học Nietzsche (1942).

Triết học Einstein (1942).

Triết học Descartes (1942).

Siêu hình học (1942).

Tiểu luận

Mấy vấn đề văn học (tiểu luận, 1956 – 1958)

Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay (tiểu luân, 1957).

Công việc của người viết tiểu thuyết (tiểu luận, 1964).

Thơ

Đất nước (1948 – 1955).

Đã được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc phổ thành bản Giao Hưởng – Hợp xướng cùng tên “Đất nước” Biểu diễn lần đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà nội ngày 1 tháng 9 năm 2009, Do chính Đặng Hữu Phúc chỉ huy Dàn nhạc – Hợp xướng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam.

Người chiến sĩ (1958).

Bài thơ Hắc Hải (1958).

Dòng sông trong xanh (1974).

Tia nắng (1985).

Trong cát bụi (1992).

Sóng reo (2001).

Việt Nam quê hương ta.

Nhớ.

Lá đỏ.

Kịch:

Con nai đen (1961).

Hoa và Ngần (1975).

Giấc mơ (1983).

Rừng trúc (1978).

Vở kịch  “Rừng trúc” được tác giả viết từ năm 1979. Là vở kịch gây được tiếng vang lớn không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Năm 1999, vở kịch này được tặng Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp.

Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979).

Người đàn bà hóa đá (1980).

Cái bóng trên tường (1982).

Trương Chi (1983).

Hòn Cuội (1983 – 1987).

Tiếng sóng (1985).

Nhạc

Người Hà Nội (1947).

Diệt phát xít (1945).

Tuyển tập

Nguyễn Đình Thi, tuyển tập I,II.III.

4. GIẢI THƯỞNG

– Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất

– Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất

– Huân chương Độc lập hạng Nhất

– Huân chương Hồ Chí Minh

– Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

– Giải nhì truyện và ký sự Giải thưởng Văn nghệ 1951 – 1952 của Hội Văn nghệ Việt Nam (tiểu thuyết Xung kích).

– Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật năm 1996.