Giáo sư CAO HUY ĐỈNH (1927-1975)

Giáo sư Cao Huy Đỉnh

1. TIỂU SỬ

Cao Huy Đỉnh sinh ngày 31-12-1927, tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Mất ngày 3- 4-1975.

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Ông là sinh viên khóa I khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó được cử đi học hai năm ở Ấn Độ. Từ 1947 đến 1949 ông là Hiệu trưởng trường tiểu học, Diễn Châu, Nghệ An. Từ 1950 đến 1952 ông công tác tại Trường thiếu sinh quân Liên khu 4, là giáo viên dạy văn học và chính trị. Từ 1952 đến 1954 ông là giáo viên trường cấp II, cấp III Hà Tĩnh. Từ 1956 đến 1957 ông là trợ lý giảng dạy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ năm 1959, ông công tác tại Viện Văn học, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ nghiên cứu viên, Trưởng phòng Văn học nước ngoài (1959-1965), Trưởng phòng văn học dân gian (1965-1973). Năm 1973, ông là Trưởng ban Ban nghiên cứu Đông Nam Á, tiền thân của Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Ông từng tham gia sáng lập Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và được bầu làm Phó Tổng thư ký Hội.

 3. TÁC PHẨM

Truyện:

  1. Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ (1964)
  2. Người anh hùng làng Dóng (1969)
  3. Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974)
  4. Cao Huy Đỉnh – Bộ ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh (1998)
  5. Cao Huy Đỉnh – Tuyển tập tác phẩm (2004)

Dịch:

  1. Tago (1961)
  2. Sơkuntơla (1962)
  3. Mahabharata (sử thi Ấn Độ 1979)
  4. Truyện cổ Ấn Độ (dịch, 1996)
  5. Truyện cổ dân gian Ấn Độ: Đồng dịch giả (1996)
  6. Tập truyện ngắn hiện đại Ấn Độ của Pơrem Chân đơ (cùng dịch với Bùi Phụng)

4. GIẢI THƯỞNG

Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996 với bộ ba công trình Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ (1964), Người anh hùng làng Dóng (1969), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974).