Ông là danh sĩ thời Hậu Lê. Ông đỗ Tiến sĩ (1775) khi mới 29 tuổi. Ông làm quan thời Lê Trịnh. Khi triều đình lộn xộn ông bỏ về quê ở ẩn viết sách (khi đó ông 36 tuổi). Ông là người Văn võ kiêm toàn.
Năm 1788, Quang Trung và Ngô Thì Nhậm đã có cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa người trí thức lỗi lạc và anh hùng kiệt xuất (khi đó ông 42 tuổi) và được phong chức: Tả thị lang bộ lại (phụ trách toàn bộ tổ chức trong nội bộ).
Ông đã soạn: chiếu cầu hiền để chiêu hiền mộ sĩ (được các sử gia đánh giá rất cao, là công văn nhà nước lệnh cho các thần dân các hiền tài ra giúp nước … (đã được đưa vào giảng dạy trong trường trung học phổ thông sách giáo khoa lớp 11).
Ngô Thì Nhậm rất giỏi sách lược, năm 1788 do vua Lê Chiêu Thống cầu viện 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê… ông đã có kế lui binh rút về tuyến Tam Điệp – Biện Sơn (Ninh Bình), đánh thắng quân Thanh. Vua Quang Trung giao ông chức Bộ Binh thượng thư, tuy vậy ông lại chủ trì về chính sách ngoại giao …
Ông làm quan thời Vua Quang Trung được năm năm thì vua Quang Trung mất… khi Bùi Đắc Tuyên cậu ruột Quang Trung nắm quyền – triều đình Tây Sơn ngày một suy vong. Không cách nào thuyết phục vua Quang Toản nghe theo mình… ông tìm tòi lối thoát trong triết học …
Khi Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc tiêu diệt nhà Tây Sơn. Ông bị (Đặng Trần Thường) đánh bằng roi tẩm thuốc độc tại Văn Miếu và mất năm 1803.
Ông đã cống hiến cho dân tộc trên mọi lĩnh vực: Chính trị, quân sự, ngoại giao, triết học, văn học, ông đã để lại một di sản văn chương đồ sộ gồm trên 600 bài thơ và 15 tác phẩm.
Ông là người cương trực không chịu khuất phục. Khi triều đình có nhiều rối ren ông về ở ẩn viết sách làm thơ …Khi gặp Vua Quang Trung hết lòng phò tá, giúp vua giúp nước.
Tại vườn tượng danh nhân văn học ở Bảo tàng Văn học Việt Nam hiện nay có bức tượng bằng đồng tạc hình tượng danh sĩ Ngô Thì Nhậm.
“Hình tượng ông mặc triều phục dáng đứng cương trực, tay trái cầm chiếu cầu hiền, tay phải kiên định chụm trên các tập sách thơ …
Các nếp trang phục bay dao động ví như sự rối ren, lộn xộn trong triều… nhưng ông vẫn đứng thẳng cương trực và lấy văn chương là mục đích chính cho đời.” (Nhà điêu khắc Đoàn Văn Bằng)
BTVHVN