Nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Bà  sinh năm 1772, mất năm 1822, quê gốc ở Nghệ An nhưng sinh trưởng ở Thăng Long. Với tư chất thông minh, bản lĩnh, trải đời và ưa xướng họa, thơ ca vì vậy bà được xem là một tài nữ nổi tiếng thời bấy giờ. Hồ Xuân Hương để lại khoảng 150 bài thơ, bao gồm tập thơ Lưu Hương ký (24 bài thơ chữ Hán, 28 bài thơ chữ Nôm) cùng 100 bài thơ Nôm theo phong cách dân gian, phóng túng. Thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã được dịch ra 12 thứ tiếng: tiếng Anh, Pháp, Ba Lan, Bungari và tiếng Trung Quốc. Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương hầu hết mang ý tưởng táo bạo, thách thức các chuẩn mực đạo đức phong kiến. Cũng từ những sáng tác của bà, trực trạng của xã hội ta cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đã được phản ánh rõ nhất. Năm 2021 nữ sĩ Hồ Xuân Hương được USNESCO thông qua danh sách vinh danh. Đặc biệt trong số sáu danh nhân Việt Nam được USNESCO vinh danh thì duy nhất Hồ Xuân Hương là nữ.

Bức tượng bằng đồng khắc họa nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại Bảo tàng Văn học Việt Nam

Hiện nay, tại không gian ngoài trời của Bảo tàng Văn học Việt Nam đang trưng bày bức tượng bằng đồng nữ sĩ Hồ Xuân Hương của tác giả – nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh khắc họa.

Khi sáng tạo bức tượng đồng về nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh đã khắc họa: “Hồ Xuân Hương với hình tượng một người phụ nữ tuổi chừng gần 40 vịnh “cái quạt” để gợi lên chân dung bà. Một người phụ nữ sống có tính chất buông thả vì nỗi trắc trở hai đời chồng mà vẫn không được hạnh phúc.

Bố cục đặt bà ngồi trên võng luôn trong tư thế chông chênh vì bà là người sống trong gia đình trâm anh thế phiệt, thích đi du ngoạn nay đây mai đó với bộ áo váy tứ thân nhưng vẫn hết sức gợi cảm. Hoa sen đặt bên võng để nói lên nơi bà ở là ven hồ Tây và cũng là nơi có nhiều áng văn thổn thức với bông sen đang hé nở đặt bên cạnh gương sen còn có hạt còn, hạt mất như sự khát khao định mệnh đang trôi nổi của bà. Khuôn mặt bà vốn không xinh. Mặt vuông, mắt một mí hơi xếch. Đó là tướng của người phụ nữ tài hoa, đa dâm khinh đời đầy góc cạnh. Một con người vừa cao sang đài các vừa dân giã dễ gần là như vậy.” (Nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh).

BTVHVN