1. Tiểu sử:
Nhà văn Lê Minh tên khai sinh Nguyễn Thị Tài Hồng, sinh ngày 29 tháng 10 Năm 1928 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1960. Bà mất tại Hà Nội ngày 11 tháng 06 năm 2021
2. Quá trình công tác:
Nhà văn Lê Minh tham gia hoạt động cách mạng bí mật tại Thái Bình (1942). Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, bà vận động công nhân ở Hà Nội, làm Phó ban Công vận tỉnh Nam Định. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, bà tham gia chiến đấu tại khu ga Hàng Cỏ, phụ trách tờ báo hàng ngày của Quận VI (Mê Linh Kháng Chiến). Bà tham gia công tác tại Thường vụ huyện uỷ Thanh Trì, Đảng đoàn Sở Văn hoá Thông tin Liên khu I sau là khu Việt Bắc, Ủy viên Ban Phụ vận Trung ương Đảng.
Sau 1954, bà hoạt động văn học biên tập văn xuôi các báo Văn Học, Văn, Văn Nghệ, Tạp chí Tác Phẩm Mới, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường Viết văn Nguyễn Du, Ủy viên Hội đồng Văn học công nhân, Trưởng Ban Văn hoá – Văn nghệ Báo Nhân Dân, Giám đốc Quỹ Văn hoá Việt Nam của Bộ Văn hoá.
Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lê Minh khá phong phú, với nhiều tập truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, tạp văn, nghiên cứu văn học đã lần lượt được xuất bản trong hơn nửa thế kỷ qua.
3. Tác phẩm:
3.1. Các tập truyện ngắn:
– Cu Dũng (1959);
– Anh công dân mới (1962);
– Lớp học (1964);
– Ngày mai sắp đến (1969);
– Con mèo rét (1974);
– Ô cửa sổ (1974);
– Má (1976);
– Ngôi sao đỏ (1976);
– Đốm hoa tím (1980);
– Lẵng hạt ngọc (1984);
– Cái tát (1990);
– Săn đuổi một tia chớp (1993);
– Nắng (1998);
– Trăng lên (2004).
– Tuyển truyện ngắn (2011);
– Chép được ở ngoài đời (truyện ngắn, 2012).
3.2. Các tập truyện dài, tiểu thuyết:
– Chị Tư Già (1966);
– Cô giáo trường Pa Nù (1969);
– Người chị – Nguyễn Thị Minh Khai (1976);
– Tiếng gió (1976);
– Hạt chò chỉ (1978);
– Người thợ máy Tôn Đức Thắng (1981);
– Khúc hát vườn trầu (1982);
– Rừng đước (1992);
– Hòn đảo một mình (1984);
– Hồi (1995);
3.3. Các tập ký, tạp văn:
– Mẻ gang đầu (1965);
– Mà sao đó là cuộc đời mình (1996);
– Ngọn lửa ấm (2003);
– Người đàn bà cầm bút (2004);
– Cánh buồm nhỏ (2007).
3. 4. Các tập nghiên cứu:
– Chân dung văn học (chủ biên, 1992);
– Nguyễn Công Hoan, nhà văn hiện thực lớn (1993);
– Chân dung nữ văn nghệ sĩ Việt Nam (chủ biên, 1995);
– Văn hoá nghệ thuật và phụ nữ Việt Nam (1989);
– Văn hoá gia đình Việt Nam (1992);
– Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam (1996);
– Gia đình và người phụ nữ (2000);
– Gia đình của cả hai người (2003);
4. Giải thưởng:
Nhà văn Lê Minh từng đạt
– Giải nhất Cuộc thi ký của Hội Nhà văn Việt Nam 1962 với tác phẩm Kỷ niệm về Khu Đông,
– Giải nhất Cuộc thi Truyện ngắn của Hội Nhà văn Việt Nam 1969 với truyện Nắng,
– Giải A Giải thưởng 5 năm Văn học đề tài công nhân (1980 – 1984) với tiểu thuyết Hòn đảo một mình,
– Giải A 5 năm Văn học đề tài công nhân (1991 – 1995) với tiểu thuyết Hồi,
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 4 năm 2017.