Nhà thơ TRẦN LÊ VĂN (1920 – 2005)

Nhà thơ Trần Lê Văn

1. TIỂU SỬ

Nhà thơ Trần Lê Văn tên khai sinh Trần Văn Lễ, bút danh Tú Trần. Quê quán: Phố Vỵ Xuyên, thành phố Nam Định. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Mất ngày 20 tháng 4 năm 2005 tại Hà Nội.

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Tốt nghiệp khoa Sư phạm Trường Bưởi năm 1940. Vốn học vấn Hán Nôm và tiếng Pháp khá uyên thâm. Có bút danh Tú Trần. Sau Cách mạng Tháng Tám, làm Uỷ viên giáo dục tỉnh Sơn La. Trong kháng chiến chống Pháp ông tham gia từ những ngày đầu kháng chiến, hoạt động văn nghệ, báo chí ở Liên Khu III, là Hội viên Hội Văn nghệ Liên khu III. Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Nhiều năm công tác tại Sở văn hoá Hà Sơn Bình cho tới khi nghỉ hưu.

3. TÁC PHẨM

Thơ:

– Rừng biển quê hương (in chung, 1957)

– Giàn mướp hương (1979)

– Tiếng vọng (1987)

Bút ký:

Thung mơ Hương Tích (bút ký, 1974)

Sông núi Điện Biên (bút ký, 1979)

Hoa Hà Nội (bút ký, 1980)

Gương mặt Hồ Tây (bút ký, 1984)

Tuyển tập Trần Lê Văn (1997)

Tú Xương “Khi cười, Khi khóc, Khi than thở” (2000)

Dạo vườn văn (tiểu luận, tuỳ bút, chân dung văn học, 2004)

Trần Lê Văn, những chặng đời, những chặng thơ (hồi ký, thơ, tiểu luận, 2008).

Ngoài ra ông còn tham gia dịch thơ tiếng Pháp, Hán Nôm và giới thiệu các nhà thơ Hán Nôm trung đại.

4. GIẢI THƯỞNG

– Giải nhì Hội Văn nghệ Liên khu III (1950) với bài thơ Qua sườn Tam Đảo.

– Giải nhì Hội Văn nghệ Việt Nam (1953) với bài thơ Rang thóc.

– Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2017.