Nhà thơ MINH HIỆU (1924 – 1999)

Nhà thơ Minh Hiệu
Nhà thơ Minh Hiệu

1. Tiểu sử:

Nhà thơ Minh Hiệu tên khai sinh là Nguyễn Minh Hiệu. Sinh ngày 29 tháng 09 năm 1924 tại làng Yên Lai, xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông mất năm 1999 tại Thanh Hóa.

2. Quá trình công tác:

Nhà thơ Minh Hiệu xuất thân trọng một gia đình Nho học khá giả ở nông thôn, ông đã tốt nghiệp thành chung, về sau tự học có trình độ đại học. Sau Cách mạng tháng 8, ông làm huyện đoàn trưởng thanh niên cứu quốc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Từ năm 1949 đến năm 1951 là biên tập viên báo Cứu Quốc Liên khu 5. Từ năm 1952 đến năm 1972, hoạt động văn hoá văn nghệ ở Liên khu 4. Từ năm 1973 đến lúc nghỉ hưu, công tác ở tỉnh Thanh Hoá, ông từng là phó trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hoá.

3. Tác phẩm:

– Những chiếc cầu (thơ, 1969); Yêu thương (thơ, 1978);

– Tâm tình (tuyển tập ca dao, 1972);

– Quế ngọc châu thường (bút ký, 1991);

– Nghệ thuật ca dao (nghiên cứu, 1984);

– Tình ca Lào- Cămpuchia (dịch, 1984);

– Minh Hiệu tuyển tập (2014).

Ngoài ra ông còn là tác giả nhiều tập sưu tầm, chỉnh lý, biên dịch ca dao, tục ngữ, dân ca, truyện thơ dân tộc Mường.

4. Giải thưởng:

– Giải nhất, Giải thưởng Chi Hội Văn nghệ Liên khu 4 năm 1952 (Tập Ca dao kháng chiến).

– Giải nhất báo Phụ Nữ, năm 1957 (Bài thơ Hẹn anh xem xòe).

– Giải nhì A năm 1999 Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hóa)

– Giải B do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa trao tặng năm 2005 (Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hóa).

– Giải thưởng báo Lao độngTổ quốc (Bài thơ Đồi trọc lại xanh).

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 4 năm 2017.