Nhà văn Ngô Thảo

Nhà văn Ngô Thảo

1. Tiểu sử

Nhà văn Ngô Thảo sinh ngày 9 tháng 2 năm 1941. Ông còn có bút danh là Song Nguyệt, Vĩnh Hoàng. Quê quán: Vĩnh Nam, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại: 60 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Là đảng viên Đảng CSVN. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1977.

2. Quá trình công tác:

Năm 1964: ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn – Đại học Tổng hợp Hà Nội, về công tác tại Viện Văn học. Từ 1965 đến 1985: Vào bộ đội, từ binh nhì lên thiếu tá. Chiến đấu pháo binh ở chiến trường Trị Thiên. Trung đội trưởng trinh sát, chính trị viên Đại đội, Trợ lý tuyên huấn Trung đoàn 368. 1971: học ở Học viện Chính trị rồi về tạp chí Văn nghệ quân đội, Phụ trách phần bình luận văn nghệ. 1986: chuyển về Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Từ 1989: là Ủy viên Ban thư ký (khóa 3). Từ 1994-2004: Phó tổng thư ký thường trực Hội khóa 4 và 5. Đảng ủy viên khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng, Ủy viên Đảng đoàn Hội. Từ 2001 kiêm thêm Tổng biên tập tạp chí Sân khấu, Giám đốc Nxb Sân khấu. Về hưu 2005. Cố vấn nghệ thuật Hãng phim Việt- Công ty BHD.

3. Tác phẩm:

 Phê bình tiểu luận:

Từ cuộc đời chiến sĩ (1978)

Nhà văn viết về nghề văn (biên soạn, 1980)

Năm tháng chưa xa (sưu tầm, biên soạn, 1985)

Một tài năng một đời người (viết chung, 1988)

Toàn tập Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi (sưu tầm, tuyển chọn, 1996)

Như cuộc đời (1995)

Đời người – đời văn (2000)

Văn học với đời sống – Đời sống văn học (2000)

Mấy vấn đề của sân khấu Việt Nam trong cơ chế thị trường (2000)

Văn học về người lính (2002, 2003)

Mây bay về núi (2007)

Thao thức với phần đời chiến trận (2009)

Tiểu luận phê bình văn học (2010). Ngoài ra còn một số công trình in chung khác.

4. Giải thưởng:

Giải thưởng tác phẩm năm 1995 của Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (tác phẩm Như cuộc đời)

Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2002 (tác phẩm Văn học về người lính)

Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012.