1. Tiểu sử:
Nhà văn Vi Hồng tên khai sinh: Vi Văn Hồng. Ông sinh ngày 13 tháng 7 năm 1936. Quê quán: bản Phai Thin xã Đức Long huyện Hòa An Cao Bằng. Dân tộc: Tày. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1980. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm 1997 tại Thái Nguyên.
2. Quá trình công tác:
Sau khi tốt nghiệp Khoa Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ông được phân công về làm giảng viên Khoa Văn Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (Bắc Thái nay là tỉnh Thái Nguyên) thời gian sau được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm bộ môn Văn học dân gian được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1980. Ông đã cho xuất bản 15 cuốn tiểu thuyết 8 truyện ngắn 6 tập sách về sưu tầm nghiên cứu truyện cổ dân tộc Tày – Nùng có gần 30 công trình nghiên cứu khoa học về sli lượn dân ca nghi lễ người Tày Nùng Việt Bắc.
Ông viết văn từ những năm 1956 1957 năm 1959 truyện ngắn: “ Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng” đạt giải nhì cuộc thi của Tổng Hội Sinh viên Việt Nam liên tiếp các năm 1962 1971 1985 1993 1995 ông đều đạt các giải thưởng về văn học
3. Tác phẩm:
Tiểu thuyết:
Đin phiêng (Đất bằng)(1980)
Núi cỏ yêu thương (1984)
Lủng Thin Tốc (Thung lũng đá rơi) (1985)
Vào hang (1990)
Người trong ống (1990)
Gã ngược đời (1990)
Lòng dạ đàn bà (1992)
Dòng sông nước mắt (1993)
Ái tình và kẻ hành khất (1993)
Tháng năm biết nói (1993)
Phụ tình (1994)
Chồng thật vợ giả (1994)
Đi tìm giàu sang (1995)
Đọa đầy (1997)
Mùa hoa bióoc lỏong (2006).
Truyện ngắn:
Ngôi sao đỏ trên đỉnh Phja Hoàng (1959)
Cây su su Noọng ỷ (1962)
Cọn nước Eng Nhàn (1971)
Người làm mồi bẫy hổ (1990).
Tập truyện ngắn:
Đuông Thang (1988)
Truyện dài:
Đường về với mẹ chữ
Truyện vừa:
Vãi Đàng (1980)
Thách đố (1995).
Kịch:
Mặt trời đâm cửa sổ; Con gái đầu bạc.
Các công trình Nghiên cứu văn học:
Sli lượn – dân ca trữ tình Tày Nùng (1979)
Khảm Hải (1993)
4. Giải thưởng:
Giải nhì của Tổng hội sinh viên Việt Nam 1959 (truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phia Hoàng)
Giải nhì báo Người giáo viên nhân dân 1962 (truyện ngắn Cây su su Noọng ỷ)
Giải ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1971 (truyện Cọn nước Eng Nhàn)
Uỷ ban dân tộc Chính phủ trao giải thưởng năm 1985 (tác giả có quá trình tham gia sáng tác văn học về đề tài miền núi)
Giải thưởng của Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam 1993-1994
Giải ba của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam 1995 (Công trình sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian).
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 3, năm 2012 với 2 tác phẩm: Tiểu
thuyết Đất bằng; Truyện dài Đường về với mẹ chữ.