Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (1952-2021)

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm

1. TIẾU SỬ:

Hoàng Nhuận Cầm sinh 7 tháng 2 năm 1952 ở Hà Nội, là con trai nhạc sĩ Hoàng Giác. Tên ông – Hoàng Nhuận Cầm được ông nội đặt cho ông, có nghĩa là “Cây đàn vàng”, như một sự gửi gắm mong ước ông sẽ trở thành nhạc sĩ giống cha – nhạc sĩ Hoàng Giác.

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

Đang học dở khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1971, Hoàng Nhuận Cầm nhập ngũ, đã từng chiến đấu trong Sư đoàn 325B ở mặt trận Quảng Trị. Năm 1975, ông trở lại học nốt chương trình đại học và đến năm 1981 làm việc tại Hãng Phim truyện Việt Nam. Hoàng Nhuận Cầm chuyển sang làm việc cho Đài Truyền hình Việt Nam trong một thời gian ngắn rồi quay trở lại Hãng Phim truyện Việt Nam năm 2005. Ông từng là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, và cùng vợ lập hãng phim tư nhân Điệp Vân.

Nhiều bài thơ của Hoàng Nhuận Cầm mà phần lớn là thơ tình được các bạn đọc trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên yêu thích vì nó gắn với những kỷ niệm của tuổi trẻ, tình yêu với một giọng thơ trẻ trung, sôi nổi: Chiếc lá buổi đầu tiên, Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu,… Ngoài thơ, ông còn sáng tác kịch bản phim và đã từng tham gia đóng phim. Ông còn nổi tiếng với nhân vật “Bác sĩ Hoa Súng” trong chương trình “Gặp nhau cuối tuần” và vai nhà thơ trong phim Số đỏ. Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 2021 tại Hà Nội

3. TÁC PHẨM:

Thơ:

Thơ tuổi hai mươi (in chung, 1974)

Những câu thơ viết đợi mặt trời (1983)

Xúc xắc mùa thu (1992)

Thơ với tuổi thơ (2004)

Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến (2007)

36 bài thơ (2008)

Chiếc lá đầu tiên (2007)

Kịch bản phim:

Đêm hội Long Trì, 1989

Hà Nội mùa Đông năm 461997

Áo chàm Bắc sơn

Mùi cỏ cháy, 2012

Lỗi lầm

Đằng sau cánh cửa

Pháp trường trắng

Ai lên xứ hoa đào

Đoạn trường chiêm bao

Nhà tiên tri

4. GIẢI THƯỞNG:

Hoàng Nhuận Cầm đoạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 19721973,

Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993 với tập thơ Xúc xắc mùa thu.

Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.