1. Tiểu sử:
Nhà thơ, kịch tác gia trần Huyền Trân tên khai sinh là Trần Đình Kim. Ông sinh ngày 13 tháng 09 năm 1913 tại huyện Ân Thi, tỉnh Hương Yên. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Ông mất ngày 22 tháng 04 năm 1989 tại Hà Nội.
- Quá trình công tác:
Trước Cách mạng, ông tham gia phong trào Thơ mới, viết văn, làm thơ, làm báo. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Việt Minh, hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc, lên Việt Bắc chống Pháp, tham gia Đoàn sân khấu Việt Nam, công tác ở Bộ Tuyên truyền, phụ trách đoàn kịch Tháng Tám.
Sau 1954, Trần Huyền Trân chuyển sang hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sân khấu. Ông làm việc ở Ban Sân khấu – Vụ Nghệ thuật, uỷ viên thường vụ Hội Văn nghệ Hà Nội và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Phó trưởng đoàn Văn công Nhân dân Trung ương, chỉ đạo nghệ thuật Đoàn chèo Hà Nội. Cùng với một số người bạn như nhà viết kich Lộng Chương, Lưu Quang Thuận, Giáo sư Hà Văn Cầu, Nguyễn Đình Hàm… các ông thành lập nhóm chèo Cổ Phong để có nơi bảo lưu những giá trị nghệ thuật của dân tộc và đào tạo nghề cho các lớp diễn viên. Ông là người đã dày công sưu tầm, chỉnh lý những tích chèo cổ, những trích đoạn đã trở thành mẫu mực của nghệ thuật chèo (như Vân Dại, Quan Âm Thị Kính…).
- Tác phẩm:
– Sau ánh sáng (tiểu thuyết, 1940);
– Bóng người trên gác binh (tiểu thuyết, 1940);
– Tấm lòng người kỹ nữ (tiểu thuyết, 1941);
– Người ngàn thu cũ (tiểu thuyết, 1942);
– Phá xiềng (viết chung);
– 19-8 (viết chung);
– Chim lồng (truyện),
– Lẽ sống (truyện),
– Lên đường.
– Quan Âm Thị Kính (chỉnh lý chèo cổ);
– Ni cô Đàm Vân (chuyển thể chèo);
– Tú Uyên – Giáng Kiều (chèo);
– Vân dại (chỉnh lý chèo cổ);
– Rau tần (thơ, 1986).
- Giải thưởng:
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.