1. Tiểu sử:
Nhà văn Xuân Đức tên khai sinh là Nguyễn Xuân Đức, sinh ngày 4 tháng 01 năm 1947 tại xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1982. Ông mất ngày 20 tháng 6 năm 2020 tại quảng Trị.
- quá trình công tác:
Nhà văn Xuân Đức xuất thân trong gia đình nông dân. Thuở nhỏ ông sống cùng gia đình ở quê mẹ tại bờ Bắc sông Hiền Lương. Sau khi tốt nghiệp phổ thông tại Trường cấp ba Vĩnh Linh vào năm 1965, ông thoát ly gia đình và tham gia tiểu đoàn 47 quân địa phương Vĩnh Linh chiến đấu tại vùng núi tỉnh Quảng Trị, phía Nam bờ Hiền Lương.
Vốn có kiến thức văn hóa, ông tham gia viết bài cho báo quân đội của Khu đội Vĩnh Linh rồi Quân khu 4. Năm 1976, ông được cử tham gia trại sáng tác của Tổng cục Chính trị. Năm 1979, ông theo học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, ông được phân công công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị. Ông công tác tại đây cho đến khi giải ngũ với quân hàm Trung tá vào năm 1990.
Sau khi giải ngũ, ông về sống tại thị xã Đông Hà, Quảng Trị và chuyển ngành công tác tại Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Trị, giữ chức Phó giám đốc Sở. Từ năm 1995 đến 2006, ông là Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin, Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị. Tháng 7 năm 2006, ông nghỉ hưu. Ông mất vào ngày 20 tháng 06 năm 2020.
- Tác phẩm:
Tiểu thuyết:
– Cửa gió (tiểu thuyết, 2 tập, 1980 – 1984);
– Người không mang họ (tiểu thuyết, 1984);
– Hồ sơ một con người (tiểu thuyết, 1985);
– Những mảng làng (tiểu thuyết, 1987);
– Tượng đồng đen một chân (tiểu thuyết, 1987);
– Bến đò xưa lặng lẽ (tiểu thuyết, 2005);
– Kẻ song sinh (tiểu thuyết, 2010)
– Đối thoại giao thừa (Thơ và tạp văn)
Nhà văn Xuân Đức cũng có nhiều kịch bản sân khấu được dàn dựng và công diễn trong đó có các vở:
– Tổ quốc (viết chung với Đào Hồng Cẩm, Đoàn kịch nói quân đội, 1985),
– Người mất tích (Đoàn kịch nói quân đội, 1990);
– Đám cưới ly biệt (Đoàn kịch quân đội);
– Cái chết chẳng dễ dàng gì (Đoàn kịch quân đội);
– Kìa bên ngõ xa (Đoàn kịch quân đội)
– Chứng chỉ thời gian (Đoàn kịch Hội sân khấu);
– Đợi đến bao giờ (Đoàn kịch Quảng Trị);
– Ám ảnh (Đoàn kịch Quảng Trị)
– Chuyện dài thế kỷ (Đoàn nghệ thuật Quảng Trị);
– Cuộc chơi (Đoàn kịch thành phố Hồ Chí Minh);
– Nhân danh con người
– Đứa con nối dõi (có sự cộng tác của Cao Hạnh)
– Âm vang thời gian
– Chuyện ấy không phải là cổ tích
– Nguyệt thực
– Tôi muốn làm người tốt
– Người mất tích
– Bản hùng ca linh thiêng
– Chuyến tàu tốc hành trong đêm
– Bản rondo mùa hạ
– Cuộc tình mùa biển động
– Tuyển tập kịch bản Chứng chỉ thời gian
Kịch thơ:
– Đường biển (kịch thơ)
Kịch ngắn:
– Quê hương (kịch ngắn)
– Trận địa (kịch ngắn)
Kịch hát:
– Hoa lim (kịch hát)
– Đường vòng tròn (kịch hát)
– Với người không có mặt (kịch hát)
– Tiếng hát sông Hiền (kịch hát)
– Sen hồng Thành Cổ (kịch hát)
– Cồn nổi (kịch hát)
– Bến hậu phương (kịch hát)
– Dòng sông bên lở bên bồi (kịch hát)
– Âm vang của đất (kịch hát)
– Dòng sông hoa đỏ (kịch hát)
Kịch bản phim truyền hình:
– Đối mặt (10 tập)
– Bến đò xưa lặng lẽ. (21 tập)
– Đời như tiệc. (30 tập)
…
- Giải thưởng:
– Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1982, cho cuốn Cửa gió).
– Giải thưởng Văn học viết về An ninh tổ quốc của Hội Nhà văn – Bộ nội vụ cho tiểu thuyết “Người không mang họ” năm 1995
– Hai lần Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (1990, 1995).
– Giải thưởng cuộc vận động viết về chiến tranh Cách mạng và người chiến sĩ năm 1994;
– Giải A giải thưởng Bộ Quốc phòng về đề tài Chiến tranh cách mạng năm 1990 cho kịch bản “Người mất tích”;
– Giải A giải thưởng Bộ Quốc phòng về đề tài Chiến tranh cách mạng, cho kịch bản Cái chết chẳng dễ dàng gì
– Giải A Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Huy chương Vàng Hội diễn Sân khấu toàn quân, Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc cho kịch bản Cái chết chẳng dễ dàng gì
– Giải thưởng Hội Nghệ sĩ Sân khấu (1995) cho kịch bản Cuộc chơi.;
– Giải thưởng kịch bản Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Huy chương Bạc cho kịch bản Chuyện dài thế kỷ
– Giải thưởng kịch bản sân khấu nhỏ của Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Huy chương Vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc cho kịch bản Đợi đến bao giờ ( hay Chuyện đời thường vớ vẩn)
– Giải thưởng kịch bản Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu toàn quốc cho kịch bản Ám ảnh
– Giải thưởng kịch bản Sân khấu năm 2007 cho kịch bản “Chuyến tàu tốc hành trong đêm”
– Huy chương Vàng Hội diễn về đề tài Gia đình cho kịch bản Đứa con nối dõi .
– Giải A giải thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học & Nghệ thuật Việt Nam cho tập kịch Chứng chỉ thời gian.
– Giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005 cho cuốn Bến đò xưa lặng lẽ. Giải thưởng Nhà nước năm 2007.
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 2 năm 2007, chuyên ngành Văn học cho các tác phẩm “Người không mang họ” (1984), “Cửa gió” (1982), “Tượng đồng đen một chân” (1988).
– Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học & Nghê thuật đợt 6 năm 2023