Nhà văn VŨ THỊ THƯỜNG

1. Tiểu sử:

Nhà văn Vũ Thị Thường tên khai sinh là Lê Kim Nga, sinh năm 1930 tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thường Tín, nay là xã Tả, Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1967.

  1. quá trình sáng tác:

Trong kháng chiến chống Pháp, bà là cán bộ công đoàn, rồi cán bộ phụ nữ huyện, hoạt động ở Thái Bình. Từ 1958 đến 1961, bà làm báo ở Kiến An. Bắt đầu viết văn từ năm 1956. Năm 1959 bà được cử đi dự trại viết của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1962 đến 1963 bà, học trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ do Hội Nhà văn tổ chức. Từ 1961, Vũ Thị Thường lần lượt công tác ở Nhà xuất bản Văn học, Báo Văn học, Văn nghệ, Tạp chí Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, bà là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá III). Sau khi đất nước thống nhất, Vũ Thị Thường cùng gia đình chuyển vào công tác và hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh.

  1. Tác phẩm:

– Cái hom giỏ (truyện ngắn, 1959);

– Gánh vác (truyện ngắn, 1963);

– Hai chị em (truyện ngắn, 1965);

– Bông hoa súng (tập truyện ngắn, 1967);

– Vợ chồng ông lão chăn vịt (truyện ngắn, 1973);

– Câu chuyện bắt đầu từ những đứa trẻ (truyện ngắn, 1977);

– Ở sân nuôi gà vịt (kịch đồng thoại, 1978);

– Vịt chị, vịt em (truyện cho thiếu nhi, 1983);

– An Tư (kịch lịch sử, 1985);

– Vết rạn (truyện dài, 1987);

– Con yêu, con ghét (tập truyện ngắn, 1998)…

Những năm gần đây, bà chuyên chú sưu tầm, tuyển chọn Di cảo thơ của chồng (nhà thơ Chế Lan Viên), đã cho xuất bản 3 tập: Di cảo I (1992), Di cảo II (1993), Di cảo III (1996).

  1. Giả thưởng:

– Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn 1958 – 1959 của tạp chí Văn nghệ.

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 2 năm 2007.