Nhà văn HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

1. Tiểu sử

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 09 tháng 09 năm 1937, tại thành phố Huế, quê gốc làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1978. Ông mất ngày 24 tháng 7 năm 2023.

2. Quá trình công tác

Thời niên thiếu, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh sống và học tập tại Huế. Sau khi học hết bậc trung học ở Huế năm 1960, ông chuyển vào thành phố Sài Gòn để học tại trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1960, ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán trường Đại học Sư phạm Sài Gòn.

Sau đó ông quay trở lại Huế và tiếp tục sự nghiệp học hành của mình tại trường Đại học Văn khoa Huế. Năm 1964, ông chính thức tốt nghiệp và nhận bằng Cử nhân Triết học tại ngôi trường này.

Trong khoảng thời gian từ năm 1960 – 1966,ông dạy tại trường Quốc Học Huế và tham gia rất tích cực vào các phong trào học sinh, sinh viên và giáo chức chống Mĩ – Ngụy đòi độc lập, thống nhất Tổ quốc.

Năm 1966 – 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường tình nguyện thoát ly gia đình và di chuyển lên các chiến khu để góp sức vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, hoạt động cách mạng trên mặt trận văn nghệ.

Ông viết văn và viết báo từ khi còn rất trẻ. Ông cũng từng nắm giữ rất nhiều chức vụ: Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình – Trị – Thiên, Tổng thư kí Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình thành phố Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình – Trị – Thiên, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương. Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Trị, Tổng biên tập Tạp chí Cửa Việt.

3. Tác phẩm

Bút ký:

– Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (Bút ký, 1976);

– Những dấu chân qua thành phố (thơ, 1976);

– Rất nhiều ánh lửa (ký, 1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980 – 1981)

– Ai đã đặt tên cho dòng sông (bút ký, 1986);

– Bản di chúc cỏ lau (truyện ký, 1986);

– Hoa trái quanh tôi (bút ký, 1995);

– Huế – di tích và con người (bút ký chính luận, 1995);

– Ngọn núi ảo ảnh (bút ký, 2000);

– Trong mắt tôi (phê bình văn học, 2001);

– Rượu hồng đào chưa nhấm đã say (bút ký, 2001);

– Miền gái đẹp (nhàn đàm 2001);

– Trịnh Công Sơn- Cây đàn lya của Hoàng tử bé (bút ký, 2005);

– Miền cỏ thơm (bút ký, 2007).

– Ai đã đặt tên cho dòng sông (Tinh tuyển bút ký hay nhất, NXB Hội nhà văn, 2010)

– Lời tạ từ gửi từ một dòng sông (2011)

Thơ:

Những dấu chân qua thành phố (1976)

Người hái phù dung (1992)

Dạ khúc

Nhàn đàm:

Nhàn đàm (NXB Trẻ, 1997)

Người ham chơi (NXB Thuận Hoá, 1998)

Miền gái đẹp (NXB Thuận Hoá, 2001, tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001)

Tuyển tập:

Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (4 tập, NXB Trẻ, 2002)

4. Giải thưởng:

– Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980, tác phẩm Rất nhiều ánh lửa;

– Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học & Nghệ thuật Việt Nam: 1999, tập bút ký Ngọn núi ảo ảnh; năm 2007 tập bút ký Miền cỏ thơm;

– Giải thưởng Văn học & Nghệ thuật Cố Đô (1999 – 2004) tập bút ký Ngọn núi ảo ảnh;

– Giải thưởng Cố Đô lần IV (2005 – 2009) tác phẩm Miền cỏ thơm.

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật lần 2 năm 2007.