1. Tiểu sử:
Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh (bút danh Vũ Ngàn Chi) sinh ngày 20 tháng 07 năm 1934 tại thị xã Hà Tĩnh (này là Thành phố Hà Tĩnh), tỉnh Hà Tĩnh. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1974. Ông mất ngày 21 tháng 10 năm 2014 tại Hà Nội.
- Quá trình công tác:
Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh sinh trưởng trong một gia đình tiểu thị dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, Phạm Ngọc Cảnh mới 12 tuổi đã tình nguyện đứng vào hàng ngũ Vệ quốc quân, làm liên lạc viên, rồi tham gia vào đội tuyên truyền văn nghệ của trung đoàn 103 Hà Tĩnh rồi trở thành diễn viên kịch nói. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông ở đoàn Văn công quân khu Trị Thiên, từng biểu diễn giữa thành phố Huế trong chiến dịch Mậu Thân. Về sau ông là diễn viên trụ cột của đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị.
Cuộc đời vẫn có những nẻo đi bất ngờ. Làm diễn viên nhưng ông say mê sáng tác thơ. Vì vậy ông được Tổng cục Chính trị điều về tạp chí Văn nghệ quân đội là biên tập thơ, rồi cán bộ sáng tác của tạp chí trong 20 năm cuối thế kỷ XX. Ngoài sáng tác thơ, ông còn viết kịch phim, đọc lời bình, dẫn các chương trình thơ trên sóng phát thanh, truyền hình và đóng một số vai phụ trong một số bộ phim.
- Tác phẩm:
– Gió vào trận bão (thơ, in chung, 1967);
– Đêm Quảng Trị (thơ, ký tên Vũ Ngàn Chi, 1972);
– Ngọn lửa dòng sông (thơ, 1976);
– Một tiếng Xamakhi (thơ, in chung với Duy Khán, 1981);
– Lối vào phía Bắc (thơ, 1982);
– Trăng sau rằm (thơ, 1985);
– Đất hai vùng (thơ, 1986);
– Miền hương lặng (thơ, 1992);
– Nhặt lá (thơ, 1995);
– Góc núi xôn xao (bút ký,1999);
– Bài hát về cây ngải cứu (bút ký, 2000);
– Bến tìm sông (thơ, 2001);
– Khúc rong chơi (thơ, 2002);
– Tuyển thơ (2003););
– Cát trinh nguyên (thơ, 2003).
- Giải thưởng:
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 2 năm 2007.