Nhà thơ Nguyễn Duy

Nhà thơ Nguyễn Duy
Nhà thơ Nguyễn Duy

1. Tiểu sử:

Nhà thơ Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 07 tháng 12 năm 1948, tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1973.

2. Quá trình công tác:

Năm 1965, nhà thơ Nguyễn Duy từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin. Ông từng tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 – Khe Sanh, Đường 9 – Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam. Trong giai đoạn này, ông đã trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Năm 1976, giải ngũ, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, ông là đại diện thường trú của tuần báo Văn nghệ tại các tỉnh phía Nam.

3. Tác phẩm:

Nhà thơ Nguyễn Duy đã in 13 tập thơ, 3 tập bút ký, 1 tiểu thuyết:

3.1. Thơ:

Cát trắng (1973), 50 bài thơ

– Ánh trăng (thơ, 1984);

Đãi cát tìm vàng (1987), 38 bài thơ

Mẹ và em (1987)

Đường xa (1989), 19 bài thơ

Quà tặng (1990)

Về (1994), 49 bài thơ

Sáu và Tám (tuyển thơ lục bát, 1994)

Tình tang (1995)

Vợ ơi (tuyển thơ tặng vợ, 1995)

Bụi (1997), 49 bài thơ

Thơ Nguyễn Duy (2010, tuyển tập những bài thơ tiêu biểu nhất của ông)

Quê nhà ở phía ngôi sao (2017)

Tuyển thơ lục bát (2017)

Em – Sóng (kịch thơ, (1983)

3.2. Tiểu thuyết:

Khoảng cách (tiểu thuyết, 1985)

3.3. Bút ký

Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1986)

Tôi thích làm vua (ký, 1988)

Ghi và Nhớ (ký, 2017)

4. Giải thưởng:

– Giải nhất thơ tuần báo Văn nghệ năm 1973.

– Tặng thưởng loại A về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985.

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt năm 2007.