- Tiểu sử
Giáo sư, Viện sỹ, Nhà giáo Nhân dân, nhà lý luận phê bình văn học Phan Cự Đệ sinh ngày 20 tháng 07 năm 1933 trong một gia đình có truyền thống Nho học ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1967. Ông mất ngày 05 tháng 09 năm 2007 tại Thành phố Hà nội.
- Quá trình công tác:
Sau khi tốt nghiệp đại học, năm 1957, ông được giữ lại giảng dạy bộ môn văn học Việt Nam tại Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ngoài 30 tuổi, Phan Cự Đệ đã có giáo trình viết về phong trào Thơ Mới và đã hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho nhiều sinh viên. Từ năm 1983 đến năm 1989, ông là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Từ năm 1991 đến năm 2007, ông đảm nhận cương vị giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hoá quốc tế và chủ tịch Câu lạc bộ Giao lưu văn hoá – kinh tế quốc tế. Trung tâm này đã thu hút nhiều sứ quán, các tổ chức nước ngoài tại Hà Nội và góp phần nâng cao kiến thức văn hóa cho những người tham dự.
Song song với công tác giảng dạy, và hoạt động xã hội, ông còn là người say mê nghiên cứu lý luận, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. Hơn 50 năm cầm bút, ông đã xuất bản gần 30 đầu sách thuộc các thể loại lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học.
Với những đóng góp trong sự nghiệp nghiên cứu văn học và giảng dạy, ông được Đảng và nhà nước phong học hàm Giáo sư năm 1991 và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1995 Ông mất đột ngột ngày 5 tháng 9 năm 2007 tại thành phố Hà Nội.
- Tác phẩm:
– Sơ tuyển văn thơ yêu nước và cách mạng (viết chung, Nhà xuất bản Giáo dục, 1959)
– Văn học Việt Nam 1930-1945 ((hai tập, viết chung, Nhà xuất bản Giáo dục, 1961)
– Ngô Tất Tố (nghiên cứu, viết chung, Nhà xuất bản Văn hóa, 1962)
– Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) (chuyên luận, Nhà xuất bản Khoa học, 1966, tái bản, 1982)
– Nguyễn Huy Tưởng (nghiên cứu, viết chung với Giáo sư Hà Minh Đức, Nhà xuất bản Văn học, 1966);
– Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật (phê bình, Nhà xuất bản Văn học, 1971);
– Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (viết chung với Hà Minh Đức, 1974)
– Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (hai tập, chuyên luận, viết chung với Giáo sư Hà Minh Đức, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1974 – 1975, 1977 – 1978, 2000, 2001)
– Đổi mới và giao lưu văn hóa (lý luận, 1977);
– Nhà văn Việt Nam (hai tập, chân dung văn học, viết chung với Giáo sư Hà Minh Đức, Nhà xuất bản Giáo dục, 1979, 1983);
– Tác phẩm và chân dung (phê bình, Nhà xuất bản Văn học, 1984);
– Về lý luận và phê bình văn học nghệ thuật (viết chung, Nhà xuất bản Sự thật, 1984)
– Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở nước ngoài (lý luận văn học, viết chung, Nhà xuất bản Cầu vồng, Moskva, 1985)
– Văn học Việt Nam 1930 – 1945 (hai tập, giáo trình đại học, chủ biên, Nhà xuất bản Đại học, 1988)
– Tự lực Văn đoàn – con người và văn chương (chuyên luận, Nhà xuất bản Văn học, 1990);
– Tác phẩm văn học 1930 – 1975 (bình giảng văn học, chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1991)
– Văn học Việt Nam 1990-1945 (giáo trình đại học, nghiên cứu chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, 1998, 1999)
– Đổi mới và giao lưu văn hóa (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1997)
– Văn học lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945 (Nhà xuất bản Giáo dục, 1997)
Văn học của chủ nghĩa lạc quan lịch sử (viết chung, lý luận văn học, Nhà xuất bản Tiến bộ, Moskva, 1997)
– Hàn Mặc Tử – phê bình và tưởng niệm (chuyên luận, Nhà xuất bản Giáo dục, 1993, tái bản, 1998);
– Văn bản và văn cảnh – Giao lưu giữa văn học và văn hóa ở Đông Nam Á (nghiên cứu, viết chung, Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp Diliman, Manila, 1999);
– Tuyển tập Phan Cự Đệ (4 tập, Nhà xuất bản Văn học, 2000);
– Lý luận phê bình văn học miền Trung thế kỉ XX (chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001)
– Hàn Mặc Tử – Về tác gia và tác phẩm (Nhà xuất bản Giáo dục, 2001)
– Văn học Việt Nam thế kỷ XX – Những vấn đề lịch sử và lý luận (nghiên cứu, chủ biên, 2004);
– Di sản báo chí Ngô Tất Tố – ý nghĩa lý luận và thực tiễn (chủ biên, Nhà xuất bản Văn học, 2005)
– Tuyển tập Phan Cự Đệ (3 tập, 2006);
– Truyện ngắn Việt Nam (chủ biên, 2007).
- Giải thưởng:
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 2 năm 2007.