Nhà văn HỒ PHƯƠNG

Thiếu tướng Hồ Phương

1. TIỂU SỬ

Nhà văn Hồ Phương tên thật là Nguyễn Thế Xương sinh ngày 15 tháng 04 năm 1930 tại xã KiếnHưng, thị xã Hà Đông, thành phố Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Hiện thường trú tại: 102, D14 khu tập thể Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN.

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Thuở nhỏ nhà văn Hồ Phương đi học ở Hà Nội. Tháng 12 năm 1946 ông gia nhập lực lượng tự vệ Thành Hoàng Diệu rồi gia nhập quân đội, trở thành “Chiến sĩ Quyết tử” của Thủ Đô sáu mươi ngày đêm khói lửa. Suốt cuộc kháng chiến chống Pháp ông trực tiếp tham gia nhiều chiến dịch lịch sử trong đó có chiến dịch Biên giới năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 trong đội hình của Đại đoàn quân chủ lực đầu tiên của Quân đội, Đại đoàn 308 sau này là Sư đoàn Quân Tiên phong Anh hùng, trưởng thành từ người chiến sĩ, làm phóng viên, cán bộ phụ trách báo Quân Tiên phong của Đại đoàn 308, rồi làm Chính trị viên đại đội.

Năm 1954, ông được cấp trên điều về Tổng cục Chính trị viết văn và tham gia thành lập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ ông làm phóng viên mặt trận và đi B, rồi Thiếu tướng Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Sau đó một thời gian làm ông Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. Ông đã tham gia Ban Chấp hành Hội nhà văn khóa III.

3. TÁC PHẨM

Truyện, truyện ngắn:

Thư nhà (Truyện ngắn, 1948)

Vệ Út (Truyện, 1955)

Vài mẩu chuyện về Điện Biên Phủ (Truyện, 1956)

Lá cờ chuẩn đỏ thắm (Truyện, 1957)

Cỏ non (Truyện ngắn, 1960)

Trên biển lớn (Truyện ngắn, 1964)

Nhằm thẳng quân thù mà bắn (Truyện, 1965)

Xóm mới (tập truyện ngắn, 1965)

Khi có một mặt trời (Truyện, 1972)

Phía tây mặt trận (Truyện ngắn, ký 1978)

Cầm Sa (Truyện ngắn, 1980)

Núi rừng yên tĩnh (Truyện, ký in chung, 1981)

Huế trở lại mùa xuân (Truyện ngắn)

Cỏ non (Tuyển truyện ngắn, 1989)

Ông trùm (Truyện ngắn, 1992)

Tiểu thuyết:

Những tiếng súng đầu tiên (tiểu thuyết, 1955)

Kan Lịch (Tiểu thuyết, 1967)

Những tầm cao (tiểu thuyết, 2 tập, 1974)

Những tầm cao (Tiểu thuyết, 2 tập, 1974)

Biển gọi (Tiểu thuyết, 1978)

Bình minh (Tiểu thuyết, 1981)

Chân trời xa (Tiểu thuyết, 1985)

Mặt trời ấm sáng (Tiểu thuyết, 1985)

Anh là ai (Tiểu thuyết, 1992)

Cánh đồng phía Tây (Tiểu thuyết, 1994)

Yêu tinh (Tiểu thuyết 2001)

Ngàn dâu (Tiểu thuyết 2002)

Những cánh rừng lá đỏ (Tiểu thuyết 2005)

Cha và con (Tiểu thuyết 2007)

Ký sự:

Chúng tôi ở Cồn Cỏ (Ký sự, 1966)

Chúng tôi ở Cồn Cỏ (Ký sự dài, 1968)

Số phận lữ dù 3 Sài Gòn (Ký, 1971)

Đại đoàn đồng bằng (Ký sự in chung 1989)

Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng (Ghi chép, 1964)

IV. GIẢI THƯỞNG

Giải thưởng báo Văn nghệ với truyện ngắn Cỏ non (1958)

Giải thưởng văn học Thủ đô 1983 cho tác phẩm Những tầm cao.

Giải thưởng Bộ Quốc phòng (1994) với Cánh đồng phía Tây.

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam  – Bộ Công an với Yêu tinh (2001).

Giải thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (2003) với tiểu thuyết Ngàn dâu.

Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001: Cỏ non (truyện ngắn), Những tầm cao (tiểu thuyết, 2 tập), Kan Lịch (tiểu thuyết); Cánh đồng phía Tây (tiểu thuyết).

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Ngàn dâu, Những cánh rừng lá đỏ.