- Tiểu sử.
Nhà viết kịch Lộng Chương tên khai sinh: Phạm Văn Hiền. Sinh ngày 5 tháng 2 năm 1918 tại thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Ông mất ngày 26 tháng 6 năm 2003.
- Quá trình công tác.
Năm 1939, ông tốt nghiệp ngành hóa chất vào làm “hóa nghiệm” tại phòng kiểm soát xuất cảng, Sở Tổng Thanh tra Nông Lâm, tại Hà Nội.
Cuối Thập niên 1930, ông tham gia chơi kịch tại các nhóm kịch tài tử: Ban kịch Hà Nội, Nhóm kịch Thế Lữ… Những năm 1940 ông tham gia Ban kịch Bình Dân thuộc Nha Bình Dân Học Vụ. Khi Hà Nội bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Lộng Chương cùng Ban kịch Bình Dân lưu diễn trên vùng Việt Bắc.
Trong kháng chiến chống Pháp, Lộng Chương từng tham gia Ban Biên tập Báo Công Dân (Nam Định), tổ chức và phụ trách “Nhóm kịch Công Dân”; công tác trong Ban biên tập báo Phản Công (Thái Bình); là Chi hội phó Chi hội Văn hóa, đảm nhiệm Nhóm Văn nghệ Hải – Kiến; công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn (Phân hiệu II Trung bộ), làm Đội trưởng Đội công tác Văn nghệ; “đặc trách” tập hợp lực lượng và tổ chức thành lập Đoàn Văn công Liên khu III.
Chiến tranh kết thúc, Lộng Chương trở về Hà Nội. Tháng 7 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, là Ủy viên thường vụ, Thường trực Ban Chấp hành Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đến khi nghỉ hưu 1978.
- Tác phẩm.
Tiểu thuyết phóng sự
– Hầu thánh (1942).
Kịch.
– Lý Thới (1948).
– Xuân tóc đỏ (1948).
– Ngai vàng long ốc (1948).
– Chùm kèn (1949).
– Hầm thị trấn (1949).
– Mối lo của cụ Cửu (1950).
– Đòi con (1950).
– Giấu ruộng (1951).
– Du kích thôn Đồi (1952)
– Chỉnh lý (1952)
– Hạt thóc đánh Tây (1952).
– Thánh đường hỏa ngục (1953).
– Đoàn quân tóc trắng (1953).
– Chiến đấu trong lòng địch (1954).
– Lá thư chưa gửi (1954).
– Nhỡ chuyến tàu bay (1954).
– Mưu giặc (1954).
– Ra tỉnh hay ra ruộng (1954).
– Giữa đường (1954).
– Ma hiện (1954).
– Thép đã vào lò (1955).
– Cái máy khâu mượn (1956).
– Viết đêm (1956).
– Cánh én (1956).
– Ngôi nhà mới (1957).
– Hai thôn (1958).
– Hỏi vợ (1958).
– Yểm bùa trừ sâu (1959).
– Đêm hội mùa (1959).
– Chặn tay chúng lại (1959).
– Quẫn (1960).
– A Nàng (kịch thơ, 1961).
– Người chủ mới (1961).
– Đôi ngọc lưu ly (1961)
– Hai chị em (1961).
– Đôi ngọc lưu ly (1962).
– Phá khu trù mật (1962)
– Từ căn gác mới (1962).
– Cánh én (1962).
– Tối ba mươi tết (1962)
– Ngô gia náo kịch (1963)
– Đôi mắt cô Tơ (1963).
– Vùng lên hỡi ai nô lệ (1963).
– Úng (1964).
– Người nữ tự vệ áo trắng (1965).
– Hai tuyến lửa (1966).
– Đất nước (1966).
– Mẻ thép của ta (1966).
– Bầu bán (1967).
– Những nẻo đường hoa (1967).
– Chim rừng tung cánh (1967).
– Mai sau (1967).
– Dũng sĩ Rạch Gầm (1967).
– Đường hoa (1967).
– Tình thắm đồi hoa (1968).
– Đêm trắng (1968).
– Cửa mở hé (1969).
– Đêm hầm ngầm (1970).
– Đường đạn thẳng (1971).
– Ma túy (1971).
– Hoa đất Thăng Long (1973).
– Đinh Bộ Lĩnh (1973).
– Truyện từ một triều đại suy vong (1974).
– Cánh chim luân lạc (Cánh chim bằng – 1975).
– Bè trầm bản hành khúc (1975).
– Những trụ cầu vững chắc (1975).
– Thủy cung cố sự (1976).
– Trở nồm (1976).
– Dì Mai (1977).
– Đổi đầu heo (1977).
– Tình sử Loa thành (1979).
– Hội thề (1979).
– Cuộc tình huyền thoại từ Tây Côn Lĩnh (1979).
– Án tử hình (1981).
– Thanh âm huyền diệu (1982).
– Quẫy (1984).
– Tượng hình vĩnh cửu (1985).
– Ngã (1988)
– Bên dòng sông Vị (1988).
– Để đến… nơi đến (1996).
- Giải thưởng.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt II năm 2000.