Nhà thơ LƯU QUANG VŨ (1948-1988)

Nhà thơ LƯU QUANG VŨ

1. TIỂU SỬ

Nhà thơ, kịch tác gia Lưu Quang Vũ sinh ngày 17-04-1948, tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, quê gốc tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ông là con trai cả nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông mất ngày 29-08-1988, trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Từ 1965 đến 1970 ông nhập ngũ, phục vụ trong Quân chủng Phòng không-Không quân. Đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ. Từ 1970 đến 1978 ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm ở Xưởng Cao su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích…Từ 1978 đến 1988, ông làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.

3. TÁC PHẨM

Thơ:

Hương cây (1968 – in cùng Bằng Việt trong tập Hương cây – Bếp lửa), 20 bài thơ

Mây trắng của đời tôi (1989), 30 bài thơ

Bầy ong trong đêm sâu (1993), 40 bài thơ

Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994)

Gửi tới các anh (1998)

Di cảo (2008), 29 bài thơ

Những bông hoa không chết (2008), 35 bài thơ

Văn học:

Mùa hè đang đến (truyện, 1983)

Người kép đóng hổ (truyện, 1984)

Một vùng mặt trận (truyện vừa)

Kịch

Sống mãi tuổi 17

Người tốt nhà số 5 (1981)

Nàng Sita (1982)

Người trong cõi nhớ (1982)

Hồn Trương Ba da hàng thịt (1984)

Tôi và chúng ta (1984)

Ngọc Hân công chúa (1984)

Khoảnh khắc và vô tận (1986)

Tin ở hoa hồng (1986)

Lời thề thứ 9 (1988)

Điều không thể mất (1988)

Bệnh sĩ (1988)

Hẹn ngày trở lại

Nếu anh không đốt lửa

Chữ cuối

Linh hồn của đá

Ông vua hóa hổ

Vắng mặt trong hồ sơ

Chiếc ô công lý

Ông không phải là bố tôi

Ai là thủ phạm

Chuyện tình bên dòng sông thu

Hoa cúc xanh trên đầm lầy

Lời nói dối cuối cùng

Nguồn sáng trong đời

Mùa hạ cuối cùng

Tiểu luận, phê bình:

Diễn viên và sân khấu (tiểu luận; cùng viết với Vương Trí Nhàn và Xuân Quỳnh, 1979)

4. GIẢI THƯỞNG

Ba huy chương vàng trong các kỳ hội diến sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.

Hai lần được Giải thưởng của Hội Văn Nghệ Hà Nội.

Hai lần được giải thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam.

Được tặng thưởng  văn học của Bộ Quốc phòng năm 1992.

Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.