Nhà văn NGUYỄN VĂN BỔNG (1921 – 2001)

1. TIỂU SỬ

Nhà văn Nguyễn Văn Bổng, bút danh Trần Hiếu Minh, sinh ngày 01 tháng 01 năm 1921, tại xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Ông mất ngày 09 tháng 07 năm 2001.

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Trong kháng chiến chống Pháp, ông là chi hội phó chi Hội Văn nghệ Liên khu V. Tập kết ra Bắc, ông tiếp tục hoạt động văn nghệ, là phó Tổng thư ký Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (khoá I), Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I, khoá II, khoá III), riêng khoá II, khoá III là uỷ viên Thường vụ. Từ 1963. ông vào chiến trường miền Nam, là phó Chủ tịch Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam với bút danh Trần Hiếu Minh. Từ năm 1972, ông trở lại Hội Nhà văn Việt Nam. Ông từng làm Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ.

3. TÁC PHẨM

Truyện:

Say nửa chừng (tập truyện ngắn, 1944)

Dưới đáy sông Hương (tập truyện ngắn,1944)

Người chị (tập truyện ngắn, 1960) gồm 4 truyện

Chuyện bên cầu Chữ Y (tập truyện, 1985)

Tiểu thuyết:

Con trâu (1952)

Cắm thẻ đồng câu (1955)

Bếp đỏ lửa (2 tập, 1955 – 1956)

Rừng U Minh (1966 – 1970)

Áo trắng (1972)

Sài Gòn 1967 (1972 – 1983)

Tiểu thuyết cuộc đời (1986 – 1991)

Tiếng nổ Caravel (1999)

Bút ký:

Đón mùa xuân mới ở miền Nam (1963)

Cửu Long cuộn sóng (1965)

Sài Gòn ta đó (tập truyện và ký, 1969)

Đường đất nước (1976)

Ghi chép về Tây Nguyên (1978)

Thời đã qua (1995)

Ngoài ra ông còn sáng tác kịch, viết tiểu luận phê bình:

Bên lề những trang sách (tiểu luận phê bình, 1998)

Dân cụ Hồ (kịch, 1962)

Đường vô Nam (kịch bản phim, 1963)

4. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

– Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955)  cho tác phẩm: Con trâu, (tiểu thuyết)

– Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu của Hội đồng Văn học nghệ thuật Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cho tác phẩm: Cửu Long cuộn sóng (tập bút ký)

– Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt II, năm 2000.