Nhà văn NGUYỄN KHẢI (1930 – 2008)

1. TIỂU SỬ

Nhà văn Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 03 tháng 12 năm 1930, tại Hà Nội. Quê quán phố Hàng Nâu, thành phố Nam Định. Hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957. Mất ngày 15 tháng 01 năm 2008, tại thành phố Hồ Chí Minh.

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Ông vào bộ đội khi mới 16 tuổi. Từng làm y tá, làm báo tỉnh đội Hưng Yên, thư ký tòa soạn báo Chiến sĩ khu Ba (1951). Năm 1955, ông về trại viết truyện anh hùng của Tổng cục Chính trị. Sau đó, là thành viên sáng lập, tham gia ban biên tập đầu tiên của tạp chí Văn nghệ quân đội, rồi làm cán bộ sáng tác. Năm 1988 ông chuyển ngành ra Hội Nhà văn Việt Nam với quân hàm Đại tá. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành  khóa II, III và IV; Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, Đại biểu Quốc hội (khóa VII).

3. TÁC PHẨM

Tiểu thuyết:

Xung đột (2 tập, 1959)

Chiến sĩ (1973)

Cha và con và… (1979)

Gặp gỡ cuối năm (1982)

Điều tra về một cái chết (1984)

Thượng đế thì cười (2003)

Truyện:

Mùa lạc (1960)

 Đường trong mây (1970)

 Ra đảo (1970)

Chủ tịch huyện (1972)

Kịch:

 Cách mạng (1978)

Bút ký:

Họ sống và chiến đấu (1966)

Tháng ba ở Tây Nguyên (1976)

Hà Nội trong mắt tôi (1992)

4. GIẢI THƯỞNG

Giải thưởng văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu III, 1951).

Giải thưởng Văn nghệ Việt Nam 1952-1953 với tiểu thuyết Xây dựng.

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1982 với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm.

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt II, năm 2000.

Giải thưởng ASEAN 2000.