1. Tiểu sử:
Nhà thơ Trần Dần tên khai sinh là Trần Văn Dần. Sinh ngày 23 tháng 08 năm 1926 tại phố Năng Tĩnh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Ông mất ngày 17 tháng 01 năm 1997 tại Hà Nội.
- Quá trình công tác:
Học hết bốn năm Thành Chung ở Nam Định, ông lên Hà Nội học tiếp trường tư thục Louis Pasteur và Văn Lang, đỗ tú tài phần II. Năm 19 tuổi (1945) bắt đầu tham gia Cách mạng, kháng chiến chống Pháp và hoạt động văn nghệ.
Năm 1946, Trần Dần cùng Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương thành lập nhóm thơ tượng trưng Dạ đài với tuyên ngôn ngày 16 tháng 11 năm 1946 với những câu: “Chúng tôi, một đoàn vong gia thất thổ, đã đầu thai nhằm lúc sao mờ…” Đến ngày ngày 19 tháng 12 năm 1946, ông cùng nhóm Dạ đài ra số báo Dạ Đài 2, Khi Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông trở về Nam Định tham gia công tác thông tin tuyên truyền ở huyện Vụ Bản rồi làm việc ở Sở Tuyên truyền Khu IV.
Năm 1948, ông tham gia Vệ quốc quân, ở Ban Chính trị Trung đoàn 148 Sơn La (nay thuộc Sư đoàn 316), làm công tác tuyên truyền cùng Vũ Khiêu, Vũ Hoàng Địch, sau đó làm báo ở mặt trận Tây Bắc và phụ trách văn công Trung đoàn 148 Sơn La. Năm 1949, ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trần Dần cùng Trần Thư, Hoài Niệm tham gia sáng lập nhóm văn nghệ quân đội đầu tiên – Nhóm Sông Đà. Thời gian này ông bắt đầu làm thơ bậc thang và vẽ tranh lập thể. Năm 1954, cùng với Đỗ Nhuận, Tô Ngọc Vân, Trần Dần tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và viết truyện dài Người người lớp lớp. Chiến dịch kết thúc, ông được cử sang Trung Quốc viết thuyết minh phim Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Từ 2 tháng 11 đến giữa tháng 2 năm 1956, được phân công đi tham quan cải cách ruộng đất đợt 5 tại Bắc Ninh. Tháng 2 năm 1956: Trần Dần trở về Hà Nội. Từ 22 tháng 8 đến tháng 2 năm 1959: đi thực tế lao động tại nông trường Chí Linh Tháng 11 năm 1959: Ông được phân công làm công tác dịch thuật Năm 1960 ông đi thực tế lao động tại khu gang thép Thái Nguyên. Đến tháng 8 do ốm nặng ông trở về Hà Nội. Từ năm 1961 đến năm 1986, ông sống âm thầm tại Hà Nội bằng nghề dịch sách và tô màu ảnh, vẽ tranh, đứng ngoài, không tham gia mọi sinh hoạt văn học và văn hoá, văn nghệ. Năm 1988, Trần Dần tham gia sinh hoạt văn học trở lại. Các tác phẩm của ông được ông cho xuất bản trở lại như Trường ca “Bài thơ Việt Bắc” năm 1990, tập thơ tiểu thuyết Cổng tình năm 1994, Ông mất tại Hà Nội ngày 17 tháng 01 năm 1997.
- Tác phẩm:
– Chiều mưa trước cửa (Thơ – 1943);
– Hồn xanh dị kỳ (Thơ – 1944);
– Người người lớp lớp (tiểu thuyết, 1954);
– Cách mạng Tháng Tám (thơ, in chung trong tuyển tập Thơ Việt Nam, 1945 – 1956);
– Nhất định thắng (thơ, 1956);
– Đêm núm sen (Tiểu thuyết – 1961, chưa xuất bản);
– Jờ Joạcx (Thơ – 1963, xuất bản di cảo);
– Một ngày cẩm phả (Tiểu thuyết – 1965, chưa xuất bản);
– Con trắng (Thơ – hồi ký – 1967);
– 177 cảnh (Hùng ca lụa – 1968);
– Động đất tâm thần (Nhật ký – thơ – 1974);
– Thơ không lời – Mây không lời (Thơ – họa – 1978);
– Bộ tam Thiên Thanh – 77 – Ngày ngày (1979);
– Bộ tam 36 – Thở dài – Tư Mã zâng sao (1980);
– Thơ mini (1988);
– Cách mạng Tháng Tám (thơ, in chung, 1989);
– Bài thơ Việt Bắc (Trường ca – Viết năm 1957, xuất bản năm 1990);
– Cổng tỉnh (Thơ – tiểu thuyết – Viết năm 1959 – 1960, xuất bản năm 1994);
– Mùa sạch (Thơ – Viết năm 1964, xuất bản năm 1998);
– Trần Dần – Thơ (2008 – Giải Thành tựu trọn đời của Hội Nhà văn Hà Nội).
– Những ngã tư và những cột đèn (Tiểu thuyết – 1966, xuất bản năm 2010);
– Những ngã tư và những cột đèn (Tiểu thuyết – 1964, xuất bản năm 2011);
và hơn một chục cuốn sách dịch, trong đó có những cuốn
– Những người chân đất (tiểu thuyết);
– Chú bé,
– Cậu Tú,
– Chú Nhóc Đen,
– Giết người là nghề của tôi…
- Giải thưởng:
– Tặng thưởng Thơ của Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 (thơ, tiểu thuyết Cổng tỉnh).
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học &Nghệ thuật đợt 2 năm 2007.