Nhà văn Lưu Trùng Dương (1930-2014)

Nhà văn Lưu Trùng Dương

1.Tiểu sử:

Nhà văn Lưu Trùng Dương, bút danh Trần Hướng Dương, Trần Thế Sự, Lưu Ly…tên thật là Lưu Quang Luỹ. Sinh ngày 05 tháng 05 năm 1930 tại phường Hoà Thuận, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Ông là em trai của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và chú ruột nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Ông mất ngày 10 tháng 09 năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Quá tình công tác:

Ông tham gia cách mạng từ rất sớm, vào bộ đội đi chiến đấu sát cánh với nhân dân khu V và Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông trải qua các công tác: phóng viên mặt trận báo Vệ quốc quân Liên khu V, Thư ký toà soạn báo Quân đội nhân dân Liên khu V, Phó trưởng tiểu ban Văn nghệ Quân đội Liên khu V, biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội, Trưởng đoàn Nghệ thuật Quân tình nguyện Việt Nam ở Lào, Phó trưởng phòng Phát thanh Quân Giải phóng miền Nam. Phó trưởng tiểu ban Văn nghệ miền Nam Trung bộ, Ủy viên thường vụ Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Trung Bộ, Phó chủ tịch thường trực, Bí thư Đảng đoàn Hội Văn nghệ Quảng Nam – Đà Nẵng, Tổng thư ký Hội Văn nghệ Thành phố Đà Nẵng.

Ông qua đời tại nhà riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 09 tháng 10 năm 2014.

3. Tác phẩm:

Nhà văn Lưu Trùng Dương đã sáng tác nhiều tác phẩm, trong đó có: 19 tập thơ, 15 tác phẩm văn xuôi, 9 kịch bản sân khấu – điện ảnh. .

Thơ

Tập thơ của người lính, (Thơ, 1949)

Trận Kông-plông, (Trường ca, 1951).

Chiến sĩ dân công Nguyễn Thị Cam, Truyện thơ, 1953.

Những người đáng yêu nhất, Thơ, 1960.

Trong nhà tù lớn, Truyện thơ, 1963.

Tình nguyện, Thơ, 1963.

Sóng cát, Trường ca  1965.

Trường ca Những người đẹp nhất, 1970.

 Như hòn Non Nước, Truyện thơ, 1971.

Truyện thơ Người con gái Rạch Gầm, 1972.

Thơ Nỗi nhớ màu xanh, 1975.

Thơ Trên đỉnh Núi Thành ta hát, 1983.

Trường ca Bản trường ca bốn mươi năm, 1985.

Trường ca Chặng đường mới, 1985.

Thơ Bài thơ tình về chim hải âu, 1988.

Thơ Thơ tặng anh bộ đội Cụ Hồ, 1990, 1994, 2003.

Thơ Bài ca người Đà Nẵng, 2000.

Tuyển tập Lưu Trùng Dương, 2001.

Thơ với tuổi thơ, 2003.

Ghi chép Kể chuyện bộ đội Liên khu 5 (cùng viết với Nguyên Ngọc), 1954.

Truyện kể Phụ nữ miền Nam bất khuất, 1964.

Ký sự Kể chuyện giới tuyến, 1960.

Bút ký Dẫn đầu cả trăm người cùng xốc tới, 1971.

Truyện cổ Anh em sinh ba, 1975.

Truyện ngắn Rừng cây kỳ diệu, 1980.

 Tiểu thuyết Họ đi tìm thiên đường, 1988, 2003.

Tiểu thuyết Con đường sắt vô hình, 2001.

Truyện vừa Bà chánh án mồ côi, 2003

Truyện vừa Huyền thoại ở Đăk Xing, 2003

Tiểu thuyết Chết rồi lại sống, 2003.

Ký sự Sống vì lý tưởng, 2003.

Truyện, ký, tùy bút Lưu Trùng Dương, 2006.

Tiểu thuyết Người báo thù đáng yêu, 2008.

Tiểu tuyết Những linh hồn sống và chất độc da cam.

Kịch nói Người mất màu da, 1951.

Kịch dân ca Muối của Bok Hồ, 1963.

Kịch thơ Bài ca người chiến thắng, 1966.

Kịch thơ Những bông hoa thắm đỏ mùa xuân, 1967.

Kịch thơ Dưới chân cột cờ thành Huế, 1968.

Kịch thơ Trên bờ sông Sài Gòn, 1969.

Phim tài liệu Vài hình ảnh lực lượng vũ trang nhân dân Lào, 1966.

Phim hoạt hình Chuyện hai người học trò (Đã in, chưa làm phim), 1980.

Phim truyện Rừng dương vô tận (Đã in, chưa làm phim), 1981.

4. Giải thưởng:

Ông đã nhận được 11 giải thưởng văn học, 5 huy chương các loại

Giải thưởng loại A: cuộc thi thơ miền Nam Trung bộ 1948 với Bài ca tự túc.

Giải thưởng văn học Phạm Văn Đồng, miền Nam Trung bộ 1950-1951 (Tập thơ của người lính).

Giải thưởng văn học loại A tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng (30 năm kháng chiến 1945-1975).

Giải thưởng văn học loại A tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng (10 năm xây dựng hoà bình: 1975-1985).

Tặng thưởng của Bộ Nội vụ (Bộ Công An), 1985.

Giải thưởng của UBND thành phố Đà Nẵng (1998-2000): tiểu thuyết Con đường sắt vô hình, truyện phim Ba anh em khác màu da).

Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2001, tập thơ Bài ca người Đà Nẵng. Tặng thưởng của Bộ Quốc phòng (2004-2009).

Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012.