1. Tiểu sử
Nhà văn Lý Văn Sâm sinh ngày 17 tháng 02 năm 1921, tại làng Tân Nhuận, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1975. Ông mất ngày 14 tháng 09 năm 2000.
2. Quá trình công tác:
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà văn Lý Văn Sâm làm nghề lâm sản và viết báo, viết văn ở Sài Gòn. Sau năm 1945, ông làm cán bộ tuyên truyền tỉnh Biên Hoà, và viết báo trong Sài Gòn bị tạm chiếm, rồi làm cán bộ đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Sau năm 1954, ở lại tiếp tục hoạt động tại Sài Gòn, thư ký toà soạn báo Văn nghệ Giải phóng, Tổng thư ký Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật, Ủy viên Đảng đoàn Bộ Văn hoá – Thông tin thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Sau năm 1975, ông là Phó Tổng thư ký Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 3, đại biểu Quốc hội khoá 6, Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Đồng Nai.
3. Tác phẩm:
– Sương gió biên thuỳ (truyện ngắn, 1948);
– Mười năm hận sử (truyện vừa, 1948);
– Sau dãy Trường Sơn (truyện dài, 1949);
– Ngoài mưa lạnh (truyện ngắn, 1950);
– Bến xuân (truyện ngắn, 1982);
– Những bức chân dung (truyện ngắn, 1983);
– Ngàn sen sông Địch (truyện ngắn, 1988);
– Tiểu thuyết Lý Văn Sâm (1992).
4. Giải thưởng:
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 2 năm 2007.