1. Tiểu sử:
Nhà văn, dịch giả Ông Văn Tùng sinh ngày 12 tháng 08 năm 1936 tại xã Nam Lĩnh huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.
2. Quá trình công tác:
Nhà văn, dịch giả Ông Văn Tùng là con thứ ba trong một gia đình Nho giáo lâu đời ở xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Trước 1954, Ông Văn Tùng là học sinh của Trường cấp ba Huỳnh Thúc Kháng. Năm 1954, ông được cử đi học Trung cấp sư phạm tại khu học xá thuộc Nam Ninh, Quảng Tây Trung Quốc. Năm 1956, ông trở về Việt Nam và học tiếp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Năm 1960, sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy ở một số trường cấp III tại Thanh Hóa, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Sơn Bình, Hà Nội. Năm 1982, ông xin về hưu, nghỉ nghề giáo viên, chuyên tâm sáng tác văn học, viết viết báo và phê bình, khảo cứu văn hóa Trung quốc và dịch sách tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt.
3. Tác phẩm:
Ông Văn Tùng là tác giả: 09 tiểu thuyết, 60 truyện ngắn và nhiều Nhàn đàm,
3.1. Tiểu thuyết:
– Khát vọng đau đớn (NXB Lao động 1989, tái bản nhiều lần);
– Pháp trường trắng (NXB Thanh Niên, 1990);
– Những mối tình nghèo (NXB Lao động, 1991).
– Những linh hồn bị hành quyết (NXB Thanh Niên, 1991, tái bản nhiều lần);
– Biệt thự phù du (NXB Lao động, 1992);
– Gót đỏ quyền uy (NXB Lao động, 1992);
– Phù phiếm (NXB Thanh Niên, 1992).
– Cuộc kiếm tìm vô vọng (NXB Thanh Niên, 1995, tái bản nhiều lần).
– Những kẻ lắm tiền (NXB Văn Học, 1997, tái bản 2 lần).
3.2. Truyện ngắn tiêu biểu
– Tiếng chim kêu lúc nửa đêm (truyện ngắn, 1993);
– Bóng sao (Tập truyện ngắn, NXB Thanh Niên. 2001);
– O Chủ tịch làng Yên Lạc
– Một chuyện ở làng (NXB Hội Nhà Văn, 2010).
3.3. Nghiên cứu, phê bình:
– Tổng tập truyện ngắn Việt Nam. 1945 – 2005 (NXB Văn Học, 2005).
– Từ điển thành ngữ Hán – Việt (biên soạn, 1997)
3.4. Dịch phẩm từ Trung văn sang Việt văn
đồng thời, chuyển ngữ từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt hơn 50 tác phẩm văn học, triết học, sử học, văn hóa học, như:
– Thiên vọng (tiểu thuyết dịch, 2009);
– Tản văn và truyện ngắn (Tác giả: Giả Bình Ao).
– Núi Thiêng (Tác giả: Cao Hành Kiện, Giải Nobel 2000).
– Tùy tướng lục (Tác giả: Ba Kim).
– Truyện ngắn Lão Xá (Dịch chung).
– Tứ thế đồng đường (I, II) (Tác giả:Lão Xá)
– Thành ngữ Hán – Việt.
– Khổng Tử Truyện (1,2) (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1997).
– Bách khoa thư tuổi trẻ (Dịch chung).
– Hoàng cực kinh thế (2010)
– Binh Thánh Tôn Vũ (Tác giả: Vương Phi Chấn).
– 79 câu chuyện khôn ngoan của người Trung Quốc.
– Cuộc sống đế vương Trung Hoa
– Bí mật Tử Cấm Thành (Tác giả: Thượng Quang phong, Dịch chung).
– Bí quyết xử thế và mưu sự.
– Cấm cung diễm sử (Tác giả: Diệp Hách Phan Trát, Nghi Dân).
– Chu Nguyên Chương (1,2).
– Danh nữ Trung Hoa trong huyền thoại và lịch sử (1,2).
– Tây Thi (Tác giả: Lợi Bả).
– Điêu thuyền.
– Dương Quý phi (1,2) (Tác giả: Ngụy Thạch).
– Võ Tắc Thiên (1,2,3,4) (Tác giả: Dã Lĩnh Y Nhân).
– Triệu Phi Yến (Tác giả: Nam Cung Bác).
– Những điều chưa biết về Từ Hy Thái Hậu (Tác giả:Thẩm Tử, Lâm Thanh).
– Đãng khấu chí (I, II,III,IV) (Tác giả: Du Vạn Xuân).
– Đường Cung hai mươi triều (I,II,III) (Dịch chung).
– Đường Thái Tông, Lý Thế Dân (thuật).
– Hán cung hai mươi tám triều – Từ Triết Nhân (Dịch chung).
– Hạng Vũ biệt Ngu Cơ.
– Hạng Vũ đốt Tần cung (Tác giả: Trương Nghị, Dịch chung).
– Lịch triều Hoàng cung sinh hoạt toàn thư.
– Lưu Công Kỳ án (1,2,3) (Tác giả: Chân Tàng Bản).
– Mai Hoa Dịch Số (Tác giả: Thiệu Khang Tiết).
– Mưu lược cổ nhân Trung Hoa (Tác giả: Đường Kỳ).
– Mưu trí Trung Quốc thời Lưỡng Tấn (Tác giả: Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm, Chu Chính Thư).
– Mưu trí thời Liêu – Kim – Hạ (Tác giả: Đường Nhạn Sinh).
– Mưu trí thời Nguyên – Minh (Tác giả: Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm, Chu Chính Thư).
– Mưu trí thời Tần – Hán (Tác giả: Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm, Chu Chính Thư).
– Mưu trí thời Tùy – Đường (Tác giả: Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm, Chu Chính Thư).
– Mưu trí thời Xuân Thu (Tác giả: Đường Nhạn Sinh). (Dịch chung).
– Những vụ án kỳ lạ thời Khang Hy (I) (Tác giả:Mân Giang).
– Quán tử truyện (Tác giả:Cao Liên Hân).
– Quản Trọng và nước Tề thời Xuân Thu (Tác giả: Cao Liên Hân (Dịch chung).
– Quyền Trí Trung Hoa (Tác giả:Lãnh Thanh Kim.
– Tào Tháo đại truyện (Tác giả:Tào Trọng Hoài).
– Thiện ác binh pháp (Tác giả: Ân Hàm).
– Trung Quốc nhất tuyệt (1,2) (Tác giả:Lý Duy Côn).
– Trí khôn cổ kim (Tác giả:Vũ Đình Tuân).
– Túi khôn Trung Hoa (Tác giả:Đường Kỳ).
– Tùy Dạng Đế (I,) (Tác giả:Hà Sĩ Phu (Dịch chung).
– Tướng soái cổ đại Trung Hoa (1,4…) (Tác giả:Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Tuyết, Dương Hiên Xuân) (Dịch chung).
– Tưởng Giới Thạch (I,II, III) (Tác giả:Vương Triều Trụ (Dịch chung).
4. Giải thưởng:
– Giải B văn học dịch Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm dịch Khổng tử truyện năm 1995.
– Giải B cuộc thi sáng tác Văn học trẻ của Nhà xuất bản Thanh niên và tuần báo Văn nghệ năm 1994 – 1996 cho tiểu thuyết Cuộc kiếm tìm vô vọng.
– Giải ba cuộc thi Cúp Giai Lệ do Đài phát thanh Bắc Kinh trao năm 1991.
– Giải thưởng Nhà nước về văn học & Nghệ thuật đợt 4 năm 2017. cho các tiểu thuyết: Những kẻ lắm tiền và Cuộc kiếm tìm vô vọng.