Nhà thơ XUÂN QUỲNH (1942 – 1988)

Nhà thơ Xuân Quỳnh
Nhà thơ Xuân Quỳnh

1. TIỂU SỬ

Nhà thơ Xuân Quỳnh tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.  Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, Hà Tây (nay là phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1967. Mất ngày 29 tháng 8 năm 1988.

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Tháng 2 năm 1955, bà được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo). Từ năm 1962 đến 1964, bà học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Học xong, bà làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III.

3. TÁC PHẨM:

Thơ:

Tơ tằm – Chồi biếc (thơ, in chung)

Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung)

Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974)

Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978)

Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)

Tự hát (thơ, 1984)

Hoa cỏ may (thơ, 1989)

Thơ Xuân Quỳnh (1992 – 1994)

Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994)

Cây trong phố – Chờ trăng (thơ, in chung)

Bầu trời trong quả trứng (thơ, thiếu nhi, 1982)

Truyện:

Truyện Lưu – Nguyễn (truyện thơ, 1985)

Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981)

Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984)

Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986)

Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)

4. GIẢI THƯỞNG

– Giải thưởng về thơ của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990 (tập thơ “Hoa cỏ may”).

– Giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn 1982 – 1983 (tập “Bầu trời trong quả trứng”).

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, đợt I, năm 2001.

– Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt V, năm 2017.