1. Tiểu sử:
Nhà văn, nhà biên kịch Xuân Trình tên đầy đủ là Nguyễn Xuân Trình. Ông sinh ngày 06 tháng 01 năm 1936 tại làng Lỗ Xá, xã Yên Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Ông mất năm 1991 tại Hà Nội.
2. Quá trình công tác:
Những năm kháng chiến chống Pháp ông tham gia lực lượng Thanh niên xung phong, phục vụ chiến đấu ở các mặt trận phía Bắc. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là một trong số ít các nhà viết kịch lăn lộn thường xuyên ở tuyến lửa khu IV, mặt trận Trị Thiên… để sáng tác kịp thời. Sau năm 1975, ông vừa viết kịch vừa làm báo. Ông từng đảm nhiệm biên tập viên tuần báo Văn nghệ, Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Hoạt động nghệ thuật chủ yếu là sáng tác kịch bản sân khấu.
3. Tác phẩm:
Nhà văn, nhà biên kịch sân khấu Xuân Trình là tác giả các tác phẩm:
– Từ một làng ở Vĩnh Linh (văn xuôi, 1968);
– Thời tiết ngày mai (tiểu thuyết, 1983)
Các kịch bản sân khấu:
– Chuyện Những người du kích (1962);
– Quê hương Việt Nam (1967);
– Lập xuân (1970);
– Xóm vắng (1972);
– Hận thù từ đâu tới (1973);
– Bạch đàn liễu (1973);
– Ngôi nhà trong thành phố (1973);
– Trăng lên đỉnh núi (1977);
– Đoàn tàu đi về phương Nam (1977);
– Thời tiết ngày mai (1978);
– Cố nhân (1979);
– Cuộc đời này là của chúng mình (1983);
– Mùa hè ở biển (1985);
– Đợi đến mùa xuân (1986);
– Ngày xưa nơi đây là chiến tranh (1988);
– Ngôi nhà màu hồng ngọc (1988);
– Chuyện ông Hựng ở lò thúc mầm (1989);
– Nghĩ về mình (1990);
– Nửa ngày về chiều (1990);
– Tai họa hay rủi ro (1991);
– Chuyện tình trong rừng cấm;
4. Giải thưởng:
Nhà văn, nhà biên kịch san khấu Xuân Trình được Đảng và Nhà nước truy tặng:
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật lần I năm 2001,
– Giải thưởng Hồ Chí minh về Văn học & nghệ thuật đợt IV năm 2023