1. TIỂU SỬ
Nhà văn Trần Bạch Đằng tên khai sinh là Trương Gia Triều có các bút danh: Nguyễn Trương Thiên Lí, Nguyễn Hiếu Trường, Hưởng Triều, Trần Quang. Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926. Quê quán: Sài Gòn. Dân tộc: Kinh. Là đảng viên Đảng CSVN. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1976. Ông mất ngày 16 tháng 4 năm 2007 tại TP Hồ Chí Minh.
2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:
Ông sống và hoạt động chủ yếu ở Sài Gòn. Có được học hành ít nhiều ở trường lớp, chủ yếu là tự học. Là Đảng viên Cộng sản năm 17 tuổi, tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa. Trong kháng chiến chống Pháp ông phụ trách công tác tuyên truyền, làm báo Chống xâm lăng của Sài Gòn, rồi Tổng biên tập báo Nhân Dân miền Nam. Sau hiệp định Giơnevơ ở lại miền Nam phụ trách công tác Đảng ở thành phố Sài Gòn, công tác tuyên huấn của Trung ương Cục, từng là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Giải phóng.
3. TÁC PHẨM:
Thơ
Bài ca khởi nghĩa (thơ, 1970)
Theo sóng Đồng Nai (thơ, 1975)
Đất nước lại vào xuân (thơ, 1979)
Những cái tên đồng bằng (thơ, 1987)
Truyện
Bác Sáu Rồng (tập truyện, 1975)
Một ngày của Bí thư Tỉnh uỷ (tập truyện, 1985)
Ông Hai dứt khoát (tập truyện, 1986)
Ván bài lật ngửa (truyện dài nhiều tập, chuyển thể thành kịch bản phim nhiều tập, 1987)
Viết về những người đã khuất (truyện ký, 1990)
Ngày về của ngoại (truyện ký, 1985)
Ngày về của ngoại (truyện ký, 1985)
Tiểu thuyết
Chân dung một quản đốc (tiểu thuyết, 1983)
Các thể loại khác
Hành trình (trường ca, 1970)
Ông Hai cũ (kịch bản phim, 1986)
Dòng sông không quên (kịch bản phim, 1989)
Trần Hưng Đạo bình Nguyên (kịch, 1951)
Nửa tuần trăng kỳ lạ (kịch, 1984)
Tình yêu và lời đáp (kịch, 1985)
Tầm nhìn 700 năm trước (tuồng hát, 1987).
4. GIẢI THƯỞNG:
Giải thưởng Cửu Long (1951) kịch bản Trần Hưng Đạo bình Nguyên.
Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu (1965) Con người miền Nam (ký và thơ).
Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I, năm 2001.