Nhà văn, nhà báo, dịch giả Phùng Huy Thịnh tới thăm và tặng sách cho Bảo tàng Văn học Việt Nam

 

Cán bộ Bảo tàng Văn học Việt Nam tiếp đón và làm việc với ông tại Bảo tàng Văn học Việt Nam

Năm 1970, khi đang là sinh viên năm thứ hai trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội thì sang năm 1971, ông lên đường nhập ngũ vào đại đội trinh sát pháo binh, chiến đấu bảo vệ thành cổ tại chiến trường Quảng Trị, làm phóng viên báo chiến sĩ Giải phóng. Năm 1976, sau khi rời chiến trường về lại học tiếp khoa văn trường Đại học Tổng hợp. Sau đó được giữ lại làm giảng viên bộ môn văn học Trung Quốc từ năm 1979. Ông là một chuyên gia, là phóng viên thường trú của Thông Tấn Xã Việt Nam tại Campuchia từ năm 1980 đến 1989. Trong thời gian ở Campuchia, ông đã từng đặt chân đến rất nhiều nơi và tự học để tích lũy vốn tiếng Khơme. Từ đó, ông đã đọc và nghiên cứu dịch gần như toàn bộ văn học ở trong giai đoạn đó từ tiếng Campuchia sang tiếng Việt. Tất cả những bài dịch của ông đã được đăng trên báo Văn nghệ rất nhiều kỳ, tất nhiên các tác phẩm của họ đều là những nhà văn, nhà thơ còn trẻ và mới ra đời sau nạn diệt chủng của Khowme đỏ. Năm 1983, ông có dịp về Việt Nam nghỉ phép và có giảng dạy tiếng Khơme cho Viện Đông Nam Á, trong đó có cả Giáo sư Phan Ngọc cũng theo học. Sau đó, Viện Đông Nam Á giới thiệu cuốn truyện “Tum Tiêu” và có đề nghị ông dịch ra tiếng Việt để giảng dạy. Cuốn truyện được in lần đầu tiên tại nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 1987, lần thứ hai được tái bản vào năm 2000 và lại được tiếp tục tái bản lần thứ ba, năm 2019. Đặc biệt nhất là cứ đến dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước Campuchia, thì báo Văn nghệ có đặt ông viết đều đặn hai trang Văn xuôi và một trang Thơ. Đây là hai cuốn truyện tiêu biểu, mà ông dành tặng cho Bảo tàng Văn học Việt Nam. Truyện “Tum Tiêu”; Nhà xuất bản Văn học, 2019. Truyện cổ “ Campuchia”; Nhà xuất bản Kim Đồng, 2007. Tum Tiêu gồm 4.024 câu viết theo thể thơ bảy chữ, kể về thiên tình sử bi thương của chàng Tum và nàng Tiêu, đựng nhiều phong tục dân gian cổ, với những sinh hoạt kinh tế, tình cảm của con người Cam-pu-chia từ nhiều thế kỷ trước. Cuốn truyện “Tum Tiêu” đã trở thành đề tài của 32 luận án Tiến sĩ và tác phẩm này đang được giảng dạy cùng với “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du, trong bộ môn Đông Nam Á tại khoa văn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Điều đó, khẳng định rằng cuốn truyện “Tum Tiêu” được đánh giá rất cao về mặt giá trị văn học nghệ thuật, rất công phu, hay và đặc sắc.

Truyện tho Tum Tiêu của nhà văn, nhà báo, dịch giả Phùng Huy Thịnh in năm 2019 tại Nhà xuất bản Văn học được ông trao tặng lại cho Bảo tàng Văn học Việt Nam

Bảo tàng Văn học Việt Nam xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến nhà văn, nhà báo dịch giả Phùng Huy Thịnh đã tin tưởng và trao tặng hiện vật cho Bảo tàng.

 

                                                                                         Thái Sơn