Nhà thơ Pờ Sảo Mìn có hai bài thơ nổi tiếng tuyên ngôn về dân tộc mình, đó là bài Cây hai ngàn lá và Con trai người Pa Dí, đặc biệt trong lãng tử đường đời, lãng tử đường thơ, làm như chơi, chơi như làm, nhà thơ đã đặt dấu ấn văn chương, dấu ấn quê hương Mường Khương của ông khá sâu nặng trong lòng bạn bè yêu thơ của đất nước, nhất là niềm kiêu hãnh, lòng tự hào về dân tộc mình.
Kênh Người nổi tiếng của Youtube thông tin, đánh giá: Pờ Sảo Mìn (hay Pờ Seo Cảo) quê ở xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Ông là con trai của người Pa Dí, nhà thơ duy nhất của một dân tộc chỉ có khoảng 2 000 người, một trong những nhà thơ dân tộc thiểu số nổi tiếng nhất trong làng thơ Việt. Các tác phẩm tiêu biểu của ông là các tập thơ: Cây hai ngàn lá, Rừng sáng, Mắt lửa, Hoa trên núi đá, Bài ca hoang dã, Cung đàn biên giới…, ông là người thứ hai ở tỉnh Lào Cai (sau nhà văn người dân tộc Mông: Mã A Lềnh) được chọn thẳng vào học và sau đó tốt nghiệp với bằng cử nhân sáng tác văn học (Khóa 2) của trường viết văn Nguyễn Du.
Nhà thơ Pờ Sảo Mìn có hai bài thơ nổi tiếng tuyên ngôn về dân tộc mình, đó là bài Cây hai ngàn lá và Con trai người Pa Dí, đặc biệt trong lãng tử đường đời, lãng tử đường thơ, làm như chơi, chơi như làm, nhà thơ đã đặt dấu ấn văn chương, dấu ấn quê hương Mường Khương của ông khá sâu nặng trong lòng bạn bè yêu thơ của đất nước, nhất là niềm kiêu hãnh, lòng tự hào về dân tộc mình.
Về tình yêu quê hương!
Trong tản văn Xứ Mường, Đoàn Hữu Nam đã nhận xét: “…Pờ Sảo Mìn yêu Mường Khương đến lạ, trong hơn hai trăm bài thơ của ông đã sáng tác, xuất bản thì có đến ngót nửa cảm hứng của ông về Xứ Mường. Cuộc đời nhà thơ giống như một cánh chim phiêu bạt, song phiêu bạt nơi đâu cuối cùng vẫn quay về với xứ Mường. Ông bắt đầu sự nghiệp từ một anh chàng coi ngựa cho ủy ban hành chính huyện, rồi làm anh thợ cơ khí, rồi bẩy năm lao động trên đất Tiệp Khắc, rồi lại trở về Hoàng Liên Sơn, rồi học trường Viết văn Nguyễn Du, có đất, có nhà ở khu dân cư sầm uất tại Cầu Giấy – Hà Nội, song sau những năm tháng với Mường Khương “Anh đến và anh đi như xin lửa vội vã”- (thơ Pờ Sảo Mìn), ngoại năm mươi ông lại gắn bó, ký thác đời mình với Mường Khương…”, “…Bây giờ bạn hỏi Mường Khương ở đâu sẽ được nghe giọng thơ sang sảng của nhà thơ Cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn: “Nếu bạn muốn hỏi tôi và bạn muốn tìm tôi/ Xin mời nhau ngược sông Hồng, sông Chảy/ Xin mời nhau ngược đường rừng Tây Bắc/ Một bản nhỏ xa lắc, xa xôi…tận cuối chân trời/ Một bản nhỏ rất xa…vâng… nhà tôi ở đó”. Ôi Pờ Sảo Mìn, ơi Mường Khương!…”.
Có lẽ chỉ cần hai đoạn văn trên cũng đủ nói lên Pờ Sảo Mìn yêu Mường Khương của ông đến thế nào.
Còn với thơ!
Rất nhiều nhà thơ, nhà phê bình đã nhận xét thơ của Pờ Sảo Mìn có một giọng điệu rất riêng, như tiếng hót của loài chim hoang dã, cất lên từ sâu thẳm của hồn mình, một cái cây nhỏ nhoi trong muôn rừng cây, nhưng không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khi Pờ Sảo Mìn đọc bài thơ “Cây hai ngàn lá” nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam từng nhận xét: “Độc đáo, bất ngờ và rất Pờ Sảo Mìn, đầy phong cách miền núi. Tôi ở dưới ngắm lên, lan man nghĩ rằng, đây, một người con biết ơn dân tộc mình và có thể làm sang trọng cho dân tộc mình như thế đấy. Từ trường hợp của Pờ Sảo Mìn, tôi nghĩ, mỗi nhà thơ cần và phải trở thành đặc sắc. Đó là lý do tồn tại. Được như vậy, khó lắm thay. Nhà thơ phải luôn có trách nhiệm trở thành “của hiếm”. Anh phải làm cho người ta cảm nhận ra cuộc sống như mới lần đầu”.
Về tình yêu quê hương!
Trong tản văn Xứ Mường, Đoàn Hữu Nam đã nhận xét: “…Pờ Sảo Mìn yêu Mường Khương đến lạ, trong hơn hai trăm bài thơ của ông đã sáng tác, xuất bản thì có đến ngót nửa cảm hứng của ông về Xứ Mường. Cuộc đời nhà thơ giống như một cánh chim phiêu bạt, song phiêu bạt nơi đâu cuối cùng vẫn quay về với xứ Mường. Ông bắt đầu sự nghiệp từ một anh chàng coi ngựa cho ủy ban hành chính huyện, rồi làm anh thợ cơ khí, rồi bẩy năm lao động trên đất Tiệp Khắc, rồi lại trở về Hoàng Liên Sơn, rồi học trường Viết văn Nguyễn Du, có đất, có nhà ở khu dân cư sầm uất tại Cầu Giấy – Hà Nội, song sau những năm tháng với Mường Khương “Anh đến và anh đi như xin lửa vội vã”- (thơ Pờ Sảo Mìn), ngoại năm mươi ông lại gắn bó, ký thác đời mình với Mường Khương…”, “…Bây giờ bạn hỏi Mường Khương ở đâu sẽ được nghe giọng thơ sang sảng của nhà thơ Cây hai ngàn lá Pờ Sảo Mìn: “Nếu bạn muốn hỏi tôi và bạn muốn tìm tôi/ Xin mời nhau ngược sông Hồng, sông Chảy/ Xin mời nhau ngược đường rừng Tây Bắc/ Một bản nhỏ xa lắc, xa xôi…tận cuối chân trời/ Một bản nhỏ rất xa…vâng… nhà tôi ở đó”. Ôi Pờ Sảo Mìn, ơi Mường Khương!…”.
Có lẽ chỉ cần hai đoạn văn trên cũng đủ nói lên Pờ Sảo Mìn yêu Mường Khương của ông đến thế nào.
Còn với thơ!
Rất nhiều nhà thơ, nhà phê bình đã nhận xét thơ của Pờ Sảo Mìn có một giọng điệu rất riêng, như tiếng hót của loài chim hoang dã, cất lên từ sâu thẳm của hồn mình, một cái cây nhỏ nhoi trong muôn rừng cây, nhưng không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khi Pờ Sảo Mìn đọc bài thơ “Cây hai ngàn lá” nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam từng nhận xét: “Độc đáo, bất ngờ và rất Pờ Sảo Mìn, đầy phong cách miền núi. Tôi ở dưới ngắm lên, lan man nghĩ rằng, đây, một người con biết ơn dân tộc mình và có thể làm sang trọng cho dân tộc mình như thế đấy. Từ trường hợp của Pờ Sảo Mìn, tôi nghĩ, mỗi nhà thơ cần và phải trở thành đặc sắc. Đó là lý do tồn tại. Được như vậy, khó lắm thay. Nhà thơ phải luôn có trách nhiệm trở thành “của hiếm”. Anh phải làm cho người ta cảm nhận ra cuộc sống như mới lần đầu”.
Sau mấy chục năm cầm bút, đến nay, Pờ Sảo Mìn đã cho ra mắt 10 tập thơ, gồm: Cây hai ngàn lá, Bài ca hoang dã, Mắt rừng xanh, Cung đàn biên giới, Mắt lửa, Con trai người Pa Dí, Bài ca đẹp nhất trần gian, Mủa say say, Đôi cánh chim rừng và tập tiểu luận Đáp từ trái tim. Ông còn ẵm nhiều giải thưởng các loại, từ giải thưởng của Báo Văn Nghệ, đến giải thưởng của Liên hiệp Văn học-Nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn học-Nghệ thuật các dân tộc thiểu số và của tỉnh Lào Cai.
Pờ Sảo Mìn đã khắc họa về dân tộc mình:
Dân tôi chỉ có hai ngàn người
Như cái cây có hai ngàn chiếc lá
Ai yêu ai hỡi cái rễ cái cây?
Ai yêu ai trong tình yêu thầm lặng…
Cái tình yêu bé nhỏ trong cây
Rễ nuôi lá, lá nuôi cây cùng lớn…
Cây hai nghìn lá.
Hoặc:
Cha mẹ sinh ra trên đỉnh đá tai mèo
Uống nước nguồn trong veo
Mắt một mí, tóc đen, mũi tẹt da vàng
Dáng ngang tàng vẻ quẫy đạp trần gian.
Con trai người Pa Dí.
Còn Đoàn Hữu Nam đã khắc họa Pờ Sảo Mìn
Tự thưởng cho mình: Tình quê
Tự đau cho mình: Hồn quê
Hồn quê chìm nổi trong rượu
Tình quê khấp khởi trong thơ.
Mọi so sánh đều khập khiễng song với con người yêu thích tự do phóng khoáng này cả ba khắc họa có lẽ cùng chung một dòng chảy.
ĐOÀN HỮU NAM
Theo nguồn: https://vanvn.vn/po-sao-min-lang-tu-duong-doi-lang-tu-duong-tho/