Phạm Tiến Duật – Nhà thơ của con đường Trường Sơn huyền thoại

      Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng chia sẻ: “𝑇𝑜̂𝑖 𝑔𝑎̆́𝑛 𝑏𝑜́ 𝑚𝑎́𝑢 𝑡ℎ𝑖̣𝑡 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑜̛𝑛 𝑣𝑎̀ 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑛𝑜́𝑖 𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑜̛𝑛 đ𝑎̃ đ𝑒̉ 𝑟𝑎 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑃ℎ𝑎̣𝑚 𝑇𝑖𝑒̂́𝑛 𝐷𝑢𝑎̣̂𝑡. 𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 đ𝑎̂𝑦, 𝑏𝑎̂𝑦 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑣𝑎̀ 𝑠𝑎𝑢 𝑛𝑎̀𝑦 𝑛𝑒̂́𝑢 𝑡𝑜̂𝑖 𝑣𝑖𝑒̂́𝑡 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑐ℎ𝑢́𝑡 𝑔𝑖̀ 𝑛𝑒𝑜 𝑙𝑎̣𝑖 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑏𝑎̣𝑛 đ𝑜̣𝑐 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑙𝑎̀ 𝑛ℎ𝑜̛̀ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑛𝑎̆𝑚 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑜̛̉ 𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑜̛𝑛”.
Tổ hợp trưng bày về nhà thơ Phạm Tiến Duật tại Bảo tàng văn học Việt Nam
      Rời giảng đường Đại học Sư phạm, nhà thơ Phạm Tiến Duật xung phong vào chiến trường giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ ở giai đoạn khốc liệt. Trong 14 năm là bộ đội, ông có 8 năm gắn với con đường Trường Sơn huyền thoại.
     Thời gian ở Trường Sơn là quãng đời đẹp nhất của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Ông đã từng nói rằng: việc có mặt trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa, cuốn vào cuộc chiến ác liệt của quân và dân ta là một cuộc phiêu bạt lớn của số phận. Chỉ khi ở đây, ông mới thấu hiểu và ghi nhận được vẻ đẹp và sức mạnh của thời đại mình qua hình ảnh rất cụ thể của người chiến sĩ lái xe, cô thanh niên xung phong, người tư lệnh, người mẹ Pa Cô, Vân Kiều…
    Trong chiến tranh chống Mỹ, “𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑜̛𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑡𝑢̛̣𝑢 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑜̣𝑖 𝑡𝑢̛̣𝑢 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔. 𝐶𝑎́𝑖 𝑔𝑖̀ 𝑜̛̉ 𝑛𝑜̛𝑖 𝑘ℎ𝑎́𝑐 𝑐𝑜́, 𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑜̛𝑛 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑐𝑜́. 𝐶𝑎́𝑖 𝑔𝑖̀ 𝑛𝑜̛𝑖 𝑘ℎ𝑎́𝑐 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜́, 𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑜̛𝑛 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑐𝑜́ ”. Trường Sơn đã cho Phạm Tiến Duật một kho báu, ngược lại Phạm Tiến Duật đã làm sáng lên đường Trường Sơn. Mỗi chiến sĩ Trường Sơn, rộng hơn là cả dân tộc thời ấy đều soi thấy mình trong câu thơ của ông.
     Gắn bó máu thịt với con đường Trường Sơn huyền thoại và Trường Sơn cũng trở thành cảm hứng để ông sáng tạo nên nhiều bài thơ nổi tiếng: “𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑜̛𝑛 Đ𝑜̂𝑛𝑔 – 𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑆𝑜̛𝑛 𝑇𝑎̂𝑦”, “𝑇𝑖𝑒̂̉𝑢 đ𝑜̣̂𝑖 𝑥𝑒 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑘𝑖́𝑛ℎ”, “𝑁ℎ𝑜̛́…Những câu thơ của ông đã luôn có trong túi áo của mỗi người lính trên chiến trường, như tiếp thêm sức mạnh để họ quên đi gian khổ, hy sinh, luôn lạc quan chiến đấu vì tổ quốc./.
Nguyễn Hằng