Những kỷ vật của nhà văn – nhà viết kịch Lộng Chương

      Nhà văn, nhà viết kịch Lộng Chương – “𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑙𝑎̀𝑚 𝑟𝑎̣𝑛𝑔 𝑟𝑜̛̃ 𝑐ℎ𝑜 𝑠𝑎̂𝑛 𝑘ℎ𝑎̂́𝑢 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑁𝑎𝑚”. Đây là ghi nhận của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình sân khấu, những người yêu sân khấu khi nhắc đến ông tại tọa đàm “100 𝑛𝑎̆𝑚 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑣𝑖𝑒̂́𝑡 𝑘𝑖̣𝑐ℎ 𝐿𝑜̣̂𝑛𝑔 𝐶ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔”.
     Là tác giả của các thể loại văn học như: thơ và ca dao, phóng sự (tác phẩm xuất bản đầu tiên là “𝐻𝑎̂̀𝑢 𝑡ℎ𝑎́𝑛ℎ” năm 1942), ký kháng chiến, tiểu luận phê bình sân khấu. Tuy nhiên, viết kịch vẫn là sở trường và ông để lại khối lượng di sản văn hóa – văn học đồ sộ với hàng trăm vở kịch dài ngắn khác nhau.
     Nhiều tác phẩm kịch xuất sắc của ông như: “𝐶𝑢̛̉𝑎 𝑚𝑜̛̉ ℎ𝑒́”, “𝑄𝑢𝑎̂̃𝑛”, “𝑇𝑖̀𝑛ℎ 𝑠𝑢̛̉ 𝐿𝑜𝑎 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ” 𝑣𝑎̀ “Đ𝑜̂𝑖 𝑛𝑔𝑜̣𝑐 𝑙𝑢̛𝑢 𝑙𝑦”…đã trở thành “𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑚𝑒̣̂𝑛ℎ”của nhiều đoàn kịch và được công chúng chào đón nồng nhiệt mỗi khi được công diễn. Đặc biệt “𝑄𝑢𝑎̂̃𝑛” được xem là tác phẩm kinh điển của hài kịch Việt Nam. Ông đã trở thành “𝐶𝑎̂𝑦 đ𝑎̣𝑖 𝑡ℎ𝑢̣” của nền sân khấu nước nhà và để lại dấu ấn ở nhiều lĩnh vực: sáng tác, đạo diễn, thành lập một số đoàn sân khấu….Năm 2000, nhà văn – nhà viết kịch Lộng Chương đã được Nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.
     Hiện nay, phần trưng bày về nhà văn – nhà viết kịch Lộng Chương ở Bảo tàng Văn học Việt Nam vô cùng phong phú và hấp dẫn, nhiều kỷ vật quý về ông được giới thiệu đến công chúng như: ảnh tư liệu, đồ dùng sinh hoạt, bản thảo viết tay, tác phẩm…Nổi bật là “𝐶ℎ𝑖𝑒̂́𝑐 𝑏𝑎𝑡𝑜𝑜𝑛𝑔” là quà tặng của người con trai thứ hai, “𝐶ℎ𝑖𝑒̂́𝑐 đ𝑒̀𝑛 𝑝𝑖𝑛” chạy bằng cơ mà ông đã sử dụng để chiếu sáng khi đi dàn dựng các vở kịch….
Những kỷ vật của nhà văn – nhà viết kịch Lộng Chương
     Hằng năm, mỗi khi đến ngày giỗ của nhà văn – nhà viết kịch Lộng Chương, con cháu thường tổ chức đến thăm Bảo tàng Văn học Việt Nam để được ngắm lại những kỷ vật và kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn về ông. Điều đó thể hiện sự trân trọng và lan tỏa tình yêu đối với từng hiện vật mà gia đình đã tin tưởng trao gửi cho Bảo tàng Văn học Việt Nam./.
Chu Hòa