Nhà văn Thế Lữ – Cây bút tài năng của truyện trinh thám, kinh dị và lãng mạn

    Thế Lữ là một trong số những nhà văn đa tài của nền văn học nghệ thuật trước Cách mạng. Ông không chỉ là người đóng góp to lớn cho phong trào Thơ mới, mà còn là cây bút tài năng của truyện trinh thám, kinh dị, lãng mạn.
     Thể loại kinh dị ông nổi tiếng với các tác phẩm “𝑉𝑎̀𝑛𝑔 𝑣𝑎̀ 𝑚𝑎́𝑢” (1934), “𝐵𝑒̂𝑛 đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑇ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝐿𝑜̂𝑖” (1936)…. “𝑉𝑎̀𝑛𝑔 𝑣𝑎̀ 𝑚𝑎́𝑢” là tác phẩm tiêu biểu, thành công nhất, trở thành một hiện tượng mới lạ của văn học thời kỳ bấy giờ. Tác phẩm đã đưa ông trở thành người tiên phong và là “𝑡𝑎́𝑐 𝑔𝑖𝑎̉ đ𝑎̣𝑡 đ𝑒̂́𝑛 đ𝑖̉𝑛ℎ 𝑐𝑎𝑜 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑡” của loại truyện ly kỳ rùng rợn.
     Thể loại trinh thám, nhà thơ Thế Lữ được xem là một trong hai tác giả mở đầu truyện trinh thám ở Việt Nam. Tác phẩm xuất sắc là “𝑀𝑎𝑖 𝐻𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑣𝑎̀ 𝐿𝑒̂ 𝑃ℎ𝑜𝑛𝑔” (1937), “Đ𝑜̀𝑛 ℎ𝑒̣𝑛” (1937), “𝐺𝑜́𝑖 𝑡ℎ𝑢𝑜̂́𝑐 𝑙𝑎́” (1940),“𝑇𝑎𝑦 đ𝑎̣𝑖 𝑏𝑜̛̣𝑚” (1953)…
     Thể loại lãng mạn “𝐺𝑖𝑜́ 𝑡𝑟𝑎̆𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎̀𝑛” (1941), “𝑇𝑟𝑎̣𝑖 𝐵𝑜̂̀ 𝑇𝑢̀𝑛𝑔 𝐿𝑖𝑛ℎ” (1941)…là những tập truyện tiêu biểu. Đặc biệt, “Gió trăng ngàn” gồm tám truyện ngắn, được xem như những “𝑏𝑎̀𝑖 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑣𝑎̆𝑛 𝑥𝑢𝑜̂𝑖”, kể về những mối tình đẹp và thơ mộng giữa những chàng trai miền xuôi và những cô gái vùng cao, trong bối cảnh núi rừng thiên nhiên miền sơn cước.
     Nhận định về nhà văn Thế Lữ, nhà thơ Phạm Đình Ân có viết: “𝑉𝑎̆𝑛 𝑥𝑢𝑜̂𝑖 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑡 𝑐𝑢̉𝑎 𝑇ℎ𝑒̂́ 𝐿𝑢̛̃ 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑣𝑒̉ đ𝑒̣𝑝 𝑟𝑖𝑒̂𝑛𝑔, ℎ𝑎̂́𝑝 𝑑𝑎̂̃𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑘ℎ𝑖́𝑎 𝑐𝑎̣𝑛ℎ đ𝑎́𝑛𝑔 𝑙𝑢̛𝑢 𝑦́ 𝑜̛̉ 𝑡𝑎̀𝑖 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑐𝑢̉𝑎 𝑇ℎ𝑒̂́ 𝐿𝑢̛̃.”./.
Quỳnh Phương