Nhà phê bình văn học Vũ Nho từng viết về nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh như sau: “𝐾ℎ𝑖 𝑡𝑜̂𝑖 ℎ𝑜̣𝑐 Đ𝑎̣𝑖 ℎ𝑜̣𝑐 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒 𝑛ℎ𝑎̆́𝑐 𝑡𝑜̛́𝑖 𝑡𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂̃𝑛 𝑋𝑢𝑎̂𝑛 𝑆𝑎𝑛ℎ 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑦́ 𝑟𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑏𝑎́𝑐 𝑙𝑎̀ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑣𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑛ℎ𝑜́𝑚 𝑋𝑢𝑎̂𝑛 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎ𝑎̃ 𝑡𝑎̣̂𝑝, 𝑙𝑎̀𝑚 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑘𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑚𝑒̉, 𝑐𝑜́ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐𝑎̂𝑢 𝑡ℎ𝑜̛ đ𝑜̣𝑐 𝑙𝑒̂𝑛 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐. 𝑁ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 𝑟𝑎 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑡ℎ𝑖́𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑢́ 𝑘ℎ𝑖 đ𝑜̣𝑐 𝑙𝑒̂𝑛 𝑐𝑎̂𝑢 “Đ𝑎̂𝑦 đ𝑖̃𝑎 𝑚𝑢̀𝑎 đ𝑖 𝑛ℎ𝑖̣𝑝 ℎ𝑎̉𝑖 ℎ𝑎̀”. 𝑆𝑎𝑢 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑎 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑡𝑟𝑎̂𝑛 𝑡𝑟𝑜̣𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑜́𝑚 “𝑋𝑢𝑎̂𝑛 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎ𝑎̃ 𝑡𝑎̣̂𝑝” 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎́𝑐 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂̃𝑛 𝑋𝑢𝑎̂𝑛 𝑆𝑎𝑛ℎ 𝑏𝑜̛̉𝑖 𝑣𝑖̀ đ𝑎̂𝑦 𝑙𝑎̀ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛ℎ𝑜́𝑚 𝑣𝑎̆𝑛 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑠𝑖̃ 𝑐ℎ𝑢̉ 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑛ℎ ℎ𝑜𝑎 𝑐𝑢̉𝑎 𝑑𝑎̂𝑛 𝑡𝑜̣̂𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑘ℎ𝑎́𝑐 đ𝑖 𝑐ℎ𝑢̛́ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑔𝑖̀ 𝑥𝑢̛𝑎 𝑛𝑎𝑦 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜̂𝑖 𝑝ℎ𝑢̣𝑐 𝑙𝑎̣𝑖”.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh tại Đà Lạt vào ngày 16 tháng 11 năm 1920, từng học trung học và đại học ở Hà Nội. Ông sớm làm thơ, 16 tuổi đã có truyện thơ “ 𝐿𝑎̣𝑐 𝑙𝑜𝑎̀𝑖” đăng nhiều kỳ trên báo. Năm 1939, ông và các văn nghệ sĩ cùng chí hướng sáng tạo gồm: nhà thơ Phạm Văn Hanh, nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát thành lập nhóm “𝑋𝑢𝑎̂𝑛 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎ𝑎̃ 𝑡𝑎̣̂𝑝”. Tháng 6 năm 1942, tập sách “𝑋𝑢𝑎̂𝑛 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎ𝑎̃ 𝑡𝑎̣̂𝑝” được xuất bản gồm một số bài thơ, văn xuôi triết lý, tuyên ngôn nghệ thuật của nhóm. Từ đây tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh thường gắn liền với nhóm “𝑋𝑢𝑎̂𝑛 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎ𝑎̃ 𝑡𝑎̣̂𝑝”
Cách mạng tháng Tám, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh còn tham gia phong trào sinh viên yêu nước. Kháng chiến chống Pháp, ông tham gia Đoàn văn nghệ liên khu IV, phụ trách tạp chí “𝑆𝑎́𝑛𝑔 𝑡𝑎̣𝑜”. Từ năm 1950, ông ra Việt Bắc tham gia Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam và Tiểu ban Văn nghệ của Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng là Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 1), từng là Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng những người viết văn Trẻ và Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch.
Ngoài tác phẩm văn xuôi “𝐴𝑛ℎ ℎ𝑢̀𝑛𝑔 𝑇𝑟𝑎̂̀𝑛 Đ𝑎̣𝑖 𝑁𝑔ℎ𝑖̃𝑎” nhận giải thưởng ngoại hạng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1951, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh còn là tác giả của nhiều tập thơ như: “ 𝐶ℎ𝑖𝑒̂́𝑐 𝑏𝑜𝑛𝑔 𝑏𝑜́𝑛𝑔 ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔” (1957), “𝑇𝑖𝑒̂́𝑛𝑔 ℎ𝑎́𝑡 𝑞𝑢𝑒̂ 𝑡𝑎” (1958), “𝑁𝑔ℎ𝑒 𝑏𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑥𝑢𝑎̂𝑛 𝑣𝑒̂̀” (1961), “𝑄𝑢𝑒̂ 𝑏𝑖𝑒̂̉𝑛” (1966), “Đ𝑎̉𝑜 𝑑𝑢̛𝑎 đ𝑜̉” (1974), “Đ𝑎̂́𝑡 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑙𝑜̛̀𝑖 𝑐𝑎” (1978), “𝑇𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑡𝑎̣̂𝑝 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂̃𝑛 𝑋𝑢𝑎̂𝑛 𝑆𝑎𝑛ℎ” (1991), “𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑣𝑢̛𝑜̛̀𝑛 𝑡ℎ𝑜̛ 𝑛𝑎̆𝑚 𝑐ℎ𝑎̂𝑢” (1997)… Ông còn dịch nhiều tác phẩm của nhà thơ các nước: Ba Lan, Nga, Luxembourg, Pháp, Canada, Israel, Bulgaria, Đức…. qua các tập thơ dịch: Thơ Victor Hugo (1986), Tuyển tập thơ Pháp (ba tập, 1989-1994), Toàn tập 11 tác phẩm của nhà thơ Thụy Điển Tomas Transtromer (1995)…
Với những đóng góp của mình, năm 2001 nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đã vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Ông mất ngày 22 tháng 11 năm 2020, thọ 100 tuổi.
Tại Bảo tàng Văn học Việt Nam, rất nhiều tác phẩm cũng như những hiện vật gắn liền với nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh được trưng bày tại đây. Phần trưng bày này chính là sự tri ân mà Bảo tàng dành tặng một tài năng, nhân từ và độ lượng – nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
Thanh Tú