Tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” của nhà văn Nhất Linh

Tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” của nhà văn Nhất Linh được xuất bản năm 1936 là một tiểu thuyết luận đề (Là một hình thức văn chương mau lẹ, kém phần chải chuốt nhưng xác thực hơn và không có sở vọng tri thức hay đạo đức. Tiểu thuyết luận đề nêu lên một lý thuyết để tán dương tuyên truyền cái gì tác giả cho là tốt đẹp, đả đảo những thứ xấu xa).

Tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” của nhà văn Nhất Linh

Tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” lấy nhân vật Loan là trung tâm câu truyện. Nhân vật Loan một cô gái được theo học và chịu ảnh hưởng Phương Tây nên trong tư tưởng của cô không bao giờ bị ràng buộc bởi mớ giáo lí, hủ tục xưa. Cô và Dũng yêu nhau nhưng cả hai không ai chịu bày tỏ tình cảm với nhau và trong lúc này thì Thầy Mẹ của Loan ép gả Loan cho Thân một chàng trai giàu có, thất học, cổ hủ tầm thường con bà Phán Lợi người đàn bà khó khăn đầy hủ tục. Ngày nhà trai mang lễ nghi qua nhà Loan, cô trốn đi tìm Dũng để nói hết tâm sự của lòng mình nhưng không được. Loan trở về chấp nhận lấy Thân và cũng chính từ đó cuộc đời cô đã bước sang một ngã rẽ khác.

Những tháng ngày làm vợ của Loan là chuỗi ngày cô chìm trong ác mộng bởi sự đay nghiệt từ Thân và bà Phán Lợi. Một lần cô bị sảy thai và không thể có con được vì vậy cô bắt buộc phải chấp nhận để thân lấy Tuất làm vợ lẽ. Chưa được yên thân Loan vẫn bị Thân hành hạ và trong một lần cãi nhau cô vô tình giết Thân. Loan bị tòa án bắt và mẹ Loan cũng qua đời, không lâu sau cô được tòa án cho về. Cô phải bán nhà để trả nợ cho bà Phán Lợi vì vô tình cô biết được Thầy Mẹ cô năm xưa ép gả cô vì họ thiếu nợ bà Phán Lợi. Cũng ngay lúc này Dũng không thể quên Loan, anh tìm gặp lại Loan để nối lại duyên xưa.

Hiện nay tại Bảo tàng Văn học có trưng bày tiểu thuyết “Đoạn tuyệt” của nhà văn Nhất Linh được in tại Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, năm 1989.

BTVHVN