Một lần được gặp nhà thơ Tế Hanh

    Tháng 4 năm 2007, lần đầu tiên tôi được đến sưu tầm hiện vật về nhà thơ Tế Hanh. Ông và gia đình sống ở gác 2 của căn biệt thự thời Pháp, địa chỉ số 10 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng.
Còn nhớ, lúc chúng tôi đến, nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Năm 2005 nhà thơ đã bị đột quy trong lúc đang đọc thơ ở hội trường và sống bị nằm như vậy từ đó đến nay. Tạm biệt nhà thơ, chúng tôi được bà Lâm Yến dẫn sang căn phòng đối diện và giới thiệu đây là nơi làm việc của ông.
Bản thảo “Sau Hoa niên”
 Căn phòng khoảng hơn 10m2 ngăn nắp, gọn gàng như lúc nhà thơ đang làm việc. Những quyển sách để ngay ngắn trên bàn, chiếc quạt tai voi quay nhè nhẹ, bút và kính nằm yên trên những trang sách mở. Điều đặc biệt, trên bàn làm việc nhà thơ có rất nhiều kính lúp từ to đến bé. Ông mắt kém từ nhiều năm nay, để đọc được sách ông phải dùng kính lúp.
      Được tận mắt thấy kho tài liệu, hiện vật quý về nhà thơ Tế Hanh, về văn học mà chúng tôi thấy thật may mắn. Được sự ủng hộ và đồng ý của gia đình, sau một tuần làm việc miệt mài, chúng tôi đã lựa chọn được hàng trăm tài liệu, hiện vật như: đồ dùng sinh hoạt, ảnh, bản thảo, thư từ, tài liệu hay những tác phẩm quý của ông và bạn bè, đồng nghiệp gửi tặng.
     Hiện nay, Bảo tàng Văn học VN đã có phần trưng bày về nhà thơ Tế Hanh. Qua hình ảnh, tài liệu, hiện vật đưa ra trưng bày, đã phần nào tái hiện lại cuộc đời và sự nghiệp văn học vô cùng rực rỡ của ông, tác giả những bài thơ nổi tiếng như: “Quê hương”, “Nhớ con sông quê hương”, “Bài thơ tình Hàng Châu”, “Anh yêu em”…
                
Cặp da nhà thơ Tế Hanh dùng những năm 80-90

     

                                                                                                                                                         
                                                                                                                                                                                 Chu Hòa