Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học dân tộc, kết tinh nhiều giá trị tinh hoa của thời đại.
Truyện sáng tác bởi Nhà thơ Nguyễn Du, một Đại thi hào của Việt Nam.
Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng lại sinh ra ở phường Bích Câu – Thăng Long.
Ông đã dựa vào cốt truyện “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, người sống đời nhà Thanh bên Trung Quốc, để sáng tạo ra Truyện Kiều.
Truyện gồm có 3254 câu thơ lục bát được viết bằng chữ Nôm, nội dung xoay quanh số phận một cô gái sống vào thời nhà Minh – Trung Quốc.
Tác phẩm Truyện Kiều được nhiều học giả nổi tiếng đánh giá là kiệt tác của nền thơ ca cổ điển Việt Nam, trong đó, thể hiện sự cống hiến to lớn của nhà thơ đối với sự phát triển về mặt ngôn ngữ dân tộc.
Hiện nay, Bảo tàng văn học Việt Nam đang trưng bày một số cuốn Kiều quí như; “Kim Vân Kiều quảng tập truyện”; Khải Định nguyên niên thu (1916) do Liễu Văn Đường tàng bản; “Kim Vân Kiều”; Thành Thái Bính ngọ (1906). “Kim Vân Kiều Thanh tâm tài tử”; bản dịch của Tô Nam, Nguyễn Đình Diệm quyển I, văn hóa Tùng thư số 4 – Nha văn hóa phủ quốc vụ khanh, đặc trách văn hóa xuất bản 1971và nhiều cuốn Truyện Kiều có giá trị khác.
Nguyễn Thái Sơn