1. TIỂU SỬ
Nhà thơ Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh. Sinh ngày 20-06-1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Ông mất ngày 16-07-2009 tại Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện, đến năm 15 tuổi, ông ra Huế học trung học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế). Vốn ham thích thơ, chịu ảnh hưởng của cha từ nhỏ, khi ở Huế lại được gặp gỡ các nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới, ông bắt đầu làm thơ.
2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cách mạng, trải qua các công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách Liên đoàn Văn hóa Kháng chiến Nam Trung Bộ. Ủy viên thường vụ Chi hội Văn nghệ Trung ương. Năm 1954, tập kết ra miền Bắc, ông công tác tại Hội văn nghệ. Năm 1957, khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Ủy viên thường vụ Hội khóa I, II. Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1963, ông là Ủy viên thường vụ Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ: Trưởng ban Đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng Dịch (1983) Chủ tịch Hội đồng Thơ (1986).
3. TÁC PHẨM
Thơ:
Những ngày nghỉ học (1938)
Nghẹn ngào (1939)
Hoa niên (1945)
Tập thơ tìm lại (1945)
Hoa mùa thi (1948)
Nhân dân một lòng (1960)
Gửi miền Bắc (1955)
Lòng miền Nam (1956), 20 bài thơ
Tiếng sóng (1960), 15 bài thơ
Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960) thơ thiếu nhi
Thơ và cuộc sống mới (1961) tập tiểu luận phê bình
Bài thơ tháng bảy (1962)
Hai nửa yêu thương (1963)
Những tấm bản đồ (1965) thơ thiếu nhi
Khúc ca mới (1966)
Đi suốt bài ca (1970)
Câu chuyện quê hương (1973)
Theo những tháng ngày (1974)
Thơ viết cho con (1974) thơ thiếu nhi
Theo nhịp tháng ngày (1974)
Giữa những ngày xuân (1977)
Con đường và dòng sông (1980)
Tiếng sáo, tiếng đàn, tiếng hát (1983) thơ thiếu nhi
Bài ca sự sống (1985)
Tuyển tập Tế Hanh, tập I (1987)
Thơ Tế Hanh (1989)
Vườn xưa (1992)
Giữa anh và em (1992)
Em chờ anh (1993)
Tuyển tập Tế Hanh, tập II (1997)
Tưởng nhớ nhà thơ Tế Hanh (2010)
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
4. GIẢI THƯỞNG
Huân chương Độc lập hạng Ba.
Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
Giải Tự lực Văn đoàn năm 1939.
Giải thưởng Phạm Văn Đồng do Hội Văn nghệ Liên khu V tặng cho tập thơ Nhân dân một lòng năm 1954.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I, năm 1996.